Theo Tây y, sùi mào gà là do virus HPV gây nên với nhiều tuýp khác nhau. Còn theo Đông y, sùi mào gà là bệnh do thấp nhiệt xâm nhập vào hạ bộ hoặc do bộ phận sinh hoạt tình dục bị nhiễm trùng. Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết: Bệnh lý sùi mào gà trong Đông y được chia làm hai thể gồm thấp nhiệt xâm nhập hạ bộ hoặc nhiệt độc ứ trệ.
Thấp nhiệt xâm nhập hạ bộ
Sùi mào gà do thấp nhiệt xâm nhập hạ bộ biểu hiện ở việc âm hộ, dương vật hoặc hậu môn nổi mụn, đỏ ngứa, đau, lở loét, chảy nước hôi thối. Người bệnh đi thăm khám sẽ thấy lưỡi có rêu vàng và dày.
Dùng bài thuốc: Đan bì 6g, thông thảo 10g, hoàng bá 6g, trạch tả 8g, hoạt thạch 12g, ý dĩ 12g, tỳ giải 8g, xích linh 8g sắc uống mỗi ngày một thang.
Nhiệt độc ứ trệ
Da người bệnh sùi mào gà do nhiệt độc ứ trệ có biểu hiện nổi mụn sẩn như mào gà, bề mặt da lồi lõm không đều, chảy nước, chảy máu, lưỡi đỏ tối hoặc có biểu hiện ứ huyết.
Cách chữa: Hóa ứ, giải độc.
Dùng bài thuốc: Chi tử (hạt dành dành) 12g, hoàng bá 12g, hoàng liên 12g sắc uống mỗi ngày một thang.
Uống thuốc Đông y trong vòng 2 tuần sẽ giúp các triệu chứng sùi mào gà thuyên giảm. Thuốc không gây hại cho trẻ em do chỉ có các vị giúp giải độc, thanh lọc cơ thể.
Ngoài dùng thuốc, người bệnh sùi mào gà có thể ngâm rửa vùng da tổn thương bằng các loại nước lá có tính chất sát trùng như: nước lá lốt, lá chè xanh, lá vối đun sôi để nguội. “Với người lớn, bệnh dễ tái phát do không kiêng kị trong sinh hoạt tình dục. Ở trẻ nhỏ, việc điều trị khỏi dứt điểm dễ hơn” - lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
Mẹo vặt chữa ho không cần dùng thuốc cực hữu hiệu