Thứ sáu, 22/11/2024 | 19:04
RSS

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây tại nhà

Thứ năm, 05/10/2023, 06:42 (GMT+7)

Nhờ có khả năng thanh nhiệt, giải độc nên bột sắn dây chữa nhiệt miệng có tác dụng rất tốt. Bột sắn sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau xót, khó chịu do vết loét nhiệt gây ra. Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

I. Bột sắn dây chữa nhiệt miệng hiệu quả như thế nào?

Bột sắn dây có tính hàn, vị ngọt tác dụng giúp thanh nhiệt, giải nhiệt chữa nóng trong cơ thể rất tốt. Một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng là do cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc, nhiệt nóng trong người. Chữa nóng trong là chữa được tận gốc của nhiệt miệng. Chính vì thế từ xa xưa đến nay bột sắn dây chữa nhiệt miệng thường được mọi người sử dụng cho kết quả điều trị rất tốt.

Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất trong bột sắn dây cũng có tác dụng làm dịu cơn đau xót, giảm sưng tấy niêm mạc miệng lưỡi và nhanh lành vết loét nhiệt. Ngoài ra người bị cảm sốt, nhức đầu, hay nổi mụn nhọt dùng bột sắn cũng hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. 

Một số công dụng khác tốt cho sức khỏe của bột sắn dây:

  • Giải độc gan, giải độc cơ thể: Nhờ giàu vitamin C, khoáng chất chống oxy hóa tự nhiên, khả năng loại bỏ độc tố qua tuyến mồ hôi nên bột sắn dây có tác dụng giải độc gan và độc tố trong cơ thể hiệu quả. 
  • Giải rượu, chữa ngộ độc rượu.
  • Giảm triệu chứng khó chịu của mãn kinh: Hoạt chất Isoflavon tự nhiên có trong bột sắn dây giúp cải thiện nội tiết tố nữ hiệu quả.
  • Hỗ trợ chữa kết lỵ, viêm ruột: Bột sắn dây thô có tỷ lệ cao thành phần là tinh bột đề kháng rất tốt cho đường ruột.
  • Giảm nhẹ hội chứng chuyển hóa như: Kháng insulin, huyết áp cao...

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

II. Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Phương pháp dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng có ưu điểm rất dễ thực hiện, không quá tốn kém. Không chỉ vậy đây còn là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu 

  • Bột sắn dây: Từ 10 - 15g.
  • Nước sôi: 2 cốc.
  • Nước lọc đun sôi để nguội: 1 cốc.

Cách làm

  • Đối với người lớn: Bột sắn dây pha với nước đun sôi để nguội. Hoặc bạn cũng có thể pha bột sắn dây với 2 phần nước sôi và 1 phần nước nguội. Mỗi ngày uống 2 cốc vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Khi sử dụng chữa nhiệt miệng cho trẻ em: Bạn nên nấu chín bột chứ không nên để pha sống. Bột sắn thường có nhiều tạp chất nên trẻ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên để đảm bảo an toàn cần đun chín bột. 

Thực hiện mỗi ngày uống từ 1 - 2 lần. Kiên trì uống trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Để đạt được hiệu quả trị nhiệt miệng tốt nhất nên nhớ một số điểm sau:

  • Không nên cho thêm đường vào sẽ khiến làm giảm tác dụng chữa nhiệt miệng của bột sắn dây, tăng nguy cơ nóng trong, tiểu đường, béo phì. 
  • Không nên pha quá đặc, cân đối tỉ lệ bột với nước hợp lý, vừa phải. 

chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

III. Những lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây an toàn, lành tính, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với một số đối tượng thì áp dụng chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây lại không phù hợp. Những trường hợp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bột sắn dây:

  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư
  • Những trường hợp đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường.
  • Người đang sử dụng thuốc tamoxifen hoặc methotrexate.
  • Người mang thai không nên dùng bột sắn dây.

Bên cạnh đó, bạn đọc cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nên pha mới mỗi khi sử dụng (Không nên pha chung 1 lần cho cả hai lần uống): Không nên để qua đêm hay pha một lần mà dùng cho cả ngày rất dễ bị mất chất hoặc biến chất. 
  • Mẹ bầu nên tránh dùng sắn dây, nhất là khi cơ thể mệt mỏi, người đang cảm thấy lạnh. Bột sắn dây có tính hàn sẽ làm hạ thâm nhiệt nhanh hơn nên sẽ đặc biệt không tốt cho sức khỏe mẹ bầu, tăng co bóp dạ con dẫn đến mệt thêm. 
  • Bột sắn dây có tính hàn vì thế không nên dùng trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Trong trường hợp phụ huynh cho con em trên 6 tháng tuổi sử dụng nên nấu chín để an toàn hơn. 
  • Nên sử dụng nước sôi để pha: Tùy thuộc vào người dùng mà bột sắn dây có thể dùng sống hay chín. Song tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ đau bụng đi ngoài nên pha bột sắn dây với nước sôi để làm bột chín hoặc nấu lên chế biến thành chè, súp. 
  • Nên dùng đúng liều lượng, không sử dụng quá nhiều hay lạm dụng khi dùng. Hiện chưa có một liều lượng cụ thể cho mỗi đối tượng người dùng. Số lượng sắn dây phù hợp để sử dụng sẽ còn phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử bệnh hay giới tính... Người lớn có thể tham khảo sử dụng khoảng 10 - 15g bột sắn. Có thể điều chỉnh pha tăng hoặc giảm lượng nước sao cho phù hợp với khẩu vị, thể trạng. Kiên trì dùng đúng cách các vết loét nhiệt sẽ giảm.
  • Bột sắn dây không thay thế được cho các bữa ăn chính của bạn vì nó không đáp ứng đủ dinh dưỡng, năng lượng của 1 bữa ăn hoàn chỉnh. Nên uống vào buổi sáng hoặc trước khi ăn 30 phút.
  • Bột sắn dây không nên kết hợp bừa bãi, chúng kỵ với mật ong, hoa sen, bưởi, nhài vì vậy không nên kết hợp những thức này với nhau giảm tác dụng chữa bệnh và gây khó tiêu, đầy bụng.

Hy vọng với những thông tin về cách sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt miệng trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau rát khó chịu do loét nhiệt gây ra. Cùng với đó nên kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để có miễn dịch tốt và sức khỏe tốt. 

thông tin tư vấn

Ds Thúy Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại