Nhà thờ họ Nguyễn Quốc tọa lạc trên diện tích 4.500 m2, nội khuôn viên là 3.500 m2 với nhiều công trình lớn nhỏ như cổng tam quan, lầu bát giác, tả hữu vu, đại điện, ngũ hành sơn… Ảnh: Huy Thư
Cổng tam quan nhiều tầng, uy nghi với những mái ngói cong vút, đậm nét kiến trúc phương Đông, là công trình tiêu biểu, ấn tượng nhất của nhà thờ. Ảnh: Huy Thư
Trong khuôn viên nhà thờ, những ngôi nhà đều được thiết kế theo kiểu cung đình. Trong ảnh: Lầu bát giác sau cổng tam quan. Ảnh: Huy Thư
Mặt trong tinh xảo của một lầu bát giác. Ảnh: Huy Thư
Theo ông Nguyễn Quốc Vượng - hậu duệ đời thứ 19 dòng họ Nguyễn Quốc, người trông coi nhà thờ, thời gian thi công công trình là 2 năm rưỡi, kinh phí khoảng 100 tỷ đồng, huy động thợ của nhiều vùng miền khác nhau: thợ mộc (Nam Đàn, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây); thợ xây, đắp, lợp (Huế, Hà Nội); thợ đúc (Bắc Ninh)… Ảnh: Huy Thư
Lan can đá xung quanh đại điện được chạm khắc cầu kỳ. Ảnh: Huy Thư
Bên trong đại điện, phần gỗ kết cấu theo kiểu kê gồ kê đấu. Gỗ làm nhà thờ là gỗ căm xe, đinh hương, cẩm lai… khai thác từ Campuchia. Ảnh: Huy Thư
Mái ngói gồm 5 lớp, trong đó có 3 lớp ngói (âm, dương, ngói ống). Trong ảnh, đầu đao của đại điện. Ảnh: Huy Thư
Tường bao xung quanh nhà thờ được xây đắp, trang trí, khắc nổi 126 bức tranh (mỗi bức dài khoảng 2 m, rộng gần 1m) với nhiều chủ đề như tứ linh, tứ quý, tứ mùa, bát tiên, vinh quy bái tổ… Ngoài ra còn có 140 câu đối tiếng Việt mang nội dung nhân văn, triết lý. Ảnh: Huy Thư
Cận cảnh một bức tranh được đắp nổi trên tường. Ảnh: Huy Thư
Được biết, cùng với Việt Nam Trần triều Đại điện ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Nhà thờ họ Nguyễn Quốc ở Nam Đàn (Nghệ An) là những nhà thờ họ độc đáo, hoành tráng nhất xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư