Chủ nhật, 19/01/2025 | 07:13
RSS

Chia sẻ từ những người đã ly dị sẽ dạy bạn bài học đắt giá cho hôn nhân

Thứ bảy, 20/01/2018, 18:00 (GMT+7)

Kinh nghiệm được chia sẻ từ những người từng bỏ nhau sẽ cho bạn một bài học sâu sắc để làm tốt hơn trong cuộc hôn nhân của mình.

Hầu hết các cuộc hôn nhân bắt đầu trong hạnh phúc. Khung cảnh ngày cưới lung linh, hoành tráng, tràn ngập niềm vui sẽ mở đầu cho một cuộc sống vợ chồng sau đó.

Tuy nhiên, hôn nhân không phải là sự hào nhoáng như ngày cưới đó. Đằng sau đám cưới rực rỡ là thực tế với nhiều bất cập, mâu thuẫn và nhiều khi là cả nỗi đau.

Có rất nhiều cặp vợ chồng đã không thể đứng vững trước những khó khăn của hôn nhân và buộc phải ra tòa ly dị. Ly hôn xảy ra vì nhiều lí do: tiền bạc, ngoại tình hay sự ích kỷ… Đáng buồn thay tình trạng ly hôn này lại ngày một nhiều.

Chia sẻ từ người đã ly dị sẽ dạy bạn bài học đắt giá cho hôn nhânCó rất nhiều cặp vợ chồng đã không thể đứng vững trước những khó khăn của hôn nhân và buộc phải ra tòa ly dị. (Ảnh minh họa)

Ngay cả việc ly hôn cũng kéo theo rất nhiều những rắc rối, khó khăn. Kinh nghiệm được chia sẻ từ những người từng bỏ nhau sẽ cho bạn một bài học sâu sắc để làm tốt hơn trong hôn nhân của mình:

Chia tài sản

Mặc dù cả hai không phải là người tham lam, nhưng khi quyết định ly hôn, vấn đề chia tài sản là điều đầu tiên mà mọi người phải nghĩ đến. Đã có rất nhiều cảnh tượng các cặp vợ chồng to tiếng, cãi vã, thậm chí là gào thét lên trước tòa để tranh giành thứ mà họ muốn.

Để chuyện tồi tệ này không xảy ra, ngay từ khi còn chung sống hạnh phúc với nhau, nếu khéo léo hai vợ chồng có thể tránh được điều này.

Chúng ta không chuẩn bị tinh thần cho việc ly hôn, nhưng khi đã là vợ chồng, cả hai nên có những thống nhất chung trong việc chi tiêu, mua sắm đồ đạc, tài sản…

Chia sẻ từ người đã ly dị sẽ dạy bạn bài học đắt giá cho hôn nhân2 Đừng tự ý quyết định mua những vật dụng có giá trị mà không bàn luận với bạn đời. Khi cả hai có sự thống nhất, đồng lòng, mọi sự phân chia sau này sẽ dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)

Chia nợ

Có rất nhiều các cặp vợ chồng rơi vào tình cảnh phải trả nợ cho đối phương khi hai người ly hôn mặc dù khi còn chung sống họ hoàn toàn không hề biết đến chuyện nợ nần đó. Điều này tạo nên một tâm lí cực kì ức chế, gây ra những những tranh cãi.

Bài học cho hôn nhân mà bạn cần ghi nhớ là chia sẻ, công khai minh bạch với bạn đời về tài chính, trong đó bao gồm các khoản nợ. Dù cho đó là nợ từ thời sinh viên, nợ thế chấp hay thẻ tín dụng… Đừng che đậy vấn đề này mà hãy chia sẻ thẳng thắn với nhau.

Hai vợ chồng cần thiết lập một kế hoạch chi tiêu trong đó bao gồm cả tiền trả nợ. Điều quan trọng cần nhớ là đừng che giấu bất cứ điều gì về tài chính giữa hai vợ chồng.

Lập kế hoạch tương lai

Một phần của những cuộc hôn nhân đổ vỡ là sự chung sống tạm bợ, không có trách nhiệm của một hoặc cả hai vợ chồng. Do đó, nếu bạn không muốn hôn nhân của mình rơi vào bi kịch, cả hai nên ngồi xuống và vạch ra những điều cần thiết phải làm cho tương lai.

Các bạn có thể thống nhất với nhau về nơi sinh sống, khi nghỉ hưu… hay những việc đơn giản là sẽ đi du lịch vào thời điểm nào trong năm, cho con học trường gì… Lập kế hoạch tương lai là cách tốt nhất để hai vợ chồng có chung mục tiêu sống và cùng nhau phấn đấu vì nó.

Điều tồi tệ nhất là sống cùng nhau nhưng mỗi người một ý tưởng, một mục đích và “mạnh ai nấy sống”. Khi hai bạn không có sự thống nhất, không vì gia đình mà chỉ vì sở thích, tính toán của cá nhân thì chắc chắn hôn nhân sẽ đổ vỡ mà thôi.

Lập kế hoạch tương lai là cách tốt nhất để hai vợ chồng có chung mục tiêu sống và cùng nhau phấn đấu vì nó.  (Ảnh minh họa)

Dành thời gian cho con

Theo thống kế, phần lớn những cuộc ly dị bắt nguồn từ việc trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi dạy con cái, những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình này.

Con cái là một niềm hạnh phúc của tất cả các bậc làm cha làm mẹ, nhưng không phải ai cũng làm tròn vai trò của mình. Khi một trong hai người vô tâm không hỗ trợ đối phương trong việc chăm sóc con cái, tình cảnh ly hôn hoàn toàn có thể xảy ra.

Từ lời khuyên của những người đã trải qua thất bại trong hôn nhân, ngay từ khi còn chung sống, bạn nên lên kế hoạch về thời gian dành cho con cái của hai vợ chồng. Hãy yêu cầu đối phương làm gì, mỗi ngày chơi với con, chăm sóc con ra sao…

Những trách nhiệm về kinh tế, nuôi dạy, chỉ bảo con thuộc về cả hai người… Đừng âm thầm chịu đựng và làm tất cả, cũng đừng bỏ mặc nó cho người kia… tất cả những suy nghĩ đó sẽ gây ra sự đổ vỡ.

Phải lắng nghe kinh nghiệm, sự hối tiếc của những người đã từng đi qua sự đổ vỡ trong hôn nhân bạn mới nhận ra rằng, có rất nhiều điều tồi tệ có thể né tránh được nếu ngay từ khi còn hạnh phúc bạn biết cách kiểm soát và xây dựng nó.

Bảo Bảo
Theo Khám phá