Thứ ba, 30/04/2024 | 02:57
RSS

Chỉ mất ngủ 1 đêm cũng có thể tổn hại sức khỏe | Nghiên cứu khoa học

Thứ ba, 19/12/2023, 06:22 (GMT+7)

“Mất ngủ 1 đêm có sao không?” Và câu trả lời phổ biến nhất chính là không sao. Vì hầu hết mọi người đều cho rằng, chỉ mất ngủ 1 đêm không thể gây ra vấn đề gì, nhưng các nhà khoa học đều khẳng định rằng cơ thể phải được ngủ 7 - 8 tiếng/ngày. Vậy sau 1 đêm mất ngủ, cơ thể tổn hại như thế nào?

I - Những ảnh hưởng về sức khỏe khi bị mất ngủ 1 đêm

Giấc ngủ thực sự quan trọng với cơ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của não bộ, sức khỏe tinh thần và nhận thức.

Không chỉ mất ngủ dai dẳng, mất ngủ 1 đêm cũng có khả năng làm suy giảm quá trình trao đổi chất, trí nhớ và các vấn đề nghiêm trọng như:

1. Làm tăng cảm giác lo lắng

Đại học California tại Berkeley đã đưa ra một nghiên cứu khá thú vị, so sánh tình trạng của 18 thanh niên khoẻ mạnh không ngủ 1 đêm để xem xét mức độ lo lắng và điều tiết cảm xúc của họ.

Bài test này cho biết, mức độ lo lắng tăng lên 30% so với đêm trước đó. Ở những người này, trung tâm não phải chịu cảm giác sợ hãi và lo lắng, các hoạt động ở vỏ não nơi chi phối cảm xúc bị giảm đi đáng kể.

Người thực hiện nghiên cứu này - Matthew Walker cho hay, một giấc ngủ ngon luôn mang lại cảm giác dễ chịu, giải tỏa áp lực trong cuộc sống, giúp thư giãn về cả tinh thần lẫn cơ thể. Có thể coi đây là một hình thức trị liệu về đêm mà nhiều người đã phải đánh đổi vì cuộc sống hiện đại.

Không ngủ 1 đêm có thể làm tăng lo lắng

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Nghiên cứu khoa học khác cũng chỉ ra, ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ trí nhớ não bộ. Khi mất ngủ, não bộ không tự loại bỏ được chất bẩn, khiến chúng tích tụ lại lâu dần hình thành các mảng amyloid-beta, 1 thành phần liên quan đến hội chứng Alzheimer.

Như nghiên cứu mới đây lại trường Y thuộc Đại học Washington cũng cho rằng, não bộ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng nguy cơ mắc Alzheimer nếu bạn ngủ không đủ giấc.

Nghiên cứu này được kiểm chứng trên cả chuột và con người. Cụ thể, những con chuột tăng gấp đôi protein "tau" khi giữ chúng buộc phải thức trong giai đoạn buồn ngủ. Sau đó họ cho những con chuột này trở về trạng thái bình thường, và nhận thấy mức độ ảnh hưởng đã lan đáng kể, dễ mắc Alzheimer hơn bình thường. Ở người, khi thức một đêm không ngủ cũng nhận thấy đám rối "tau" cũng tăng lên 50%.

Giáo sư David Holtzman, chủ nhân của nghiên cứu khoa học này cho biết, thí nghiệm này rất thú vị vì nso cho thấy các yếu tố thực tế ảnh hưởng như thế nào đến các bệnh qua não. Ông cũng nhận ra rằng giấc ngủ và bệnh Alzheimer có một mối liên quan thông qua protein tên là amyloid beta, cụ thể loại protein này sẽ tăng lên nhanh chóng và lan rộng theo thời gian.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh giấc ngủ là cực kỳ quan trọng với não bộ. Có được giấc ngủ ngon là điều mà tất cả chúng ta đều cần. Não bộ cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sau giờ căng thẳng trong ngày.

Mặc dù nghiên cứu không chỉ ra được việc ngủ đủ giấc có giúp bảo vệ khỏi bệnh Alzheimer hay không, nhưng rõ ràng việc thiếu ngủ, mất ngủ cũng tạo ra nguy mắc phải căn bệnh về trí nhớ Alzheimer cao hơn người thường.

Mất ngủ chỉ 1 đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh  Alzheimer

3. Thay đổi DNA

Một nghiên cứu khác tại Đại học Hồng Kông đã nghiên cứu gen của các bác sĩ làm việc ca ngày và ca đêm. Bài kiểm tra cho thấy rằng, các bác sĩ dù chỉ mất ngủ 1 đêm nhưng số lượng DNA bị phá vỡ tăng lên tương đối nhiều. Và số lượng gen sửa chữa giảm hẳn so với các bác sĩ làm việc ban ngày được nghỉ ngơi.

Chính sự thay đổi này đã giải thích cho lý do tại sao, thiếu ngủ khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bệnh tim mạch, thoái hóa thần kinh và chuyển hoá.

Tác giả nghiên cứu cho hay, mặc dù nghiên cứu còn sơ bộ nhưng kết quả đã khẳng định rõ ràng, thiếu ngủ 1 đêm có thể ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường, từ đó góp phần phát triển các bệnh mạn tính.

Tóm lại, cả 3 nghiên cứu đều chỉ ra rằng dù chỉ mất ngủ 1 đêm thì cơ thể bạn hoàn toàn có thể gặp các tổn hại về sức khỏe. Có thể coi đây là một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở tính cấp thiết khi mất ngủ, đặc biệt với người mất ngủ mạn tính.

Chỉ một đêm mất ngủ có thể ảnh hưởng tới DNA trong cơ thể

II - Nên làm gì khi bị mất ngủ 1 đêm để đảm bảo sức khỏe?

Bạn có thể thử làm những điều sau để ngăn cơ thể khỏi mệt mỏi, giữ được tinh thần sau 1 đêm mất ngủ:

1. Duy trì đồng hồ sinh học

Kể cả khi bạn đã mất ngủ 1 đêm, cũng đừng vì vậy mà thay đổi lịch làm việc để ngủ bù. Bởi điều này không thể bù đắp được các vấn đề về sức khoẻ, bên cạnh đó còn làm thay đổi giờ giấc sinh học vốn có và ảnh hưởng đến giấc ngủ tiếp theo.

Thay vì ngủ bù, hãy duy trì giờ giấc như trước và thực hiện các hoạt động như thường ngày.

2. Tắm nước lạnh vào buổi sáng

Nước lạnh có tác dụng vực dậy tinh thần, giúp cơ thể trí não tỉnh táo hơn, các hoạt động cũng trở nên năng suất hơn. Chuyên gia giải thích rằng, khi tắm nước lạnh cơ thể sẽ sinh ra các phản ứng giúp tăng hấp thụ oxy vào cơ thể, đẩy mạnh tuần hoàn máu đến các cơ quan. Điều có có nghĩa là não bộ sẽ nhận được nhiều máu và oxy hơn, giúp cơ thể tỉnh táo hơn sau 1 đêm mất giấc.

Tắm nước mát vò buổi sáng ngủ dậy

3. Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên như một cách báo thức thần kỳ, báo hiệu cơ thể đã hết thời gian ngủ, ức chế quá trình sản sinh hormone melatonin điều chỉnh chất lượng giấc ngủ.

4. Ăn sáng chất lượng

Một bữa sáng đầy đủ, cân bằng là điều cần thiết bù đắp cho cơ thể sau 1 đêm mất giấc. Bữa sáng nên ưu tiên nhiều chất xơ, vitamin, protein…

5. Hạn chế uống cafe

Việc hấp thụ caffeine vào người sau 1 đêm không được nghỉ ngơi rất dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước, đau đầu.

Nên thay vì uống cafe, bạn hãy bổ sung thật nhiều nước vì có giúp ích cho khả năng ghi nhớ và tập trung của bộ não.

Hạn chế uống cà phê sau khi mất ngủ 1 đêm

6. Vận động thể chất

Luyện tập quá sức sau 1 đêm mất ngủ có thể khiến cơ thể gặp rủi ro nghiêm trọng. Thay vì tăng cường độ tập luyện, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền hoặc đi bộ để giúp cơ thể thoải mái hơn.

Chỉ mất ngủ 1 đêm cũng có thể gây tổn hại đến sức khỏe, chúng làm thay đổi đáng kể hoạt động của các tế bào và đẩy nhanh tốc độ lão hoá, tăng nguy cơ mắc bệnh. Bảo vệ giấc ngủ tốt, đủ cả về chất lượng lẫn số lượng là điều bất cứ ai cũng nên làm.

 

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại