Chủ nhật, 28/04/2024 | 02:06
RSS

5 cách dùng lá vông trị mất ngủ tại nhà dễ thực hiện, hiệu quả cao

Thứ năm, 07/12/2023, 06:33 (GMT+7)

Cây lá vông hay còn gọi là vông nem từ lâu được nhiều người Việt Nam biết tới với tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt. Tuy nhiên cơ chế trị mất ngủ của lá vông như thế nào thì nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích tới bạn về cơ chế an thần và các cách sử dụng lá vông cho người mất ngủ.

I - Lá vông có trị mất ngủ được không?

Cây vông nem (Erythrina variegata) không chỉ được sử dụng là nguyên liệu chữa bệnh trong y học cổ truyền Á Đông mà cũng được Tây y sử dụng để làm chiết xuất cho rất nhiều loại thuốc. Trong thành phần của cây vông có chứa một loại Alkaloid là erythraline cho tác dụng an thần, giảm lo âu và căng thẳng rất tốt. Do vậy cây vông mang lại tác dụng trị mất ngủ kéo dài, mang lại một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Khi phân tích thành phần cho thấy riêng phần lá có chứa tới 0.16% hàm lượng Alkaloid erythraline, vì thế từ xa xưa tới nay người ta vẫn thường dùng lá vông để chế biến món ăn cho người bị khó ngủ. Và kết quả phản hồi từ hàng trăm năm nay đều cho thấy tín hiệu tích cực, vì thế các phương pháp sử dụng cây vông chữa mất ngủ vẫn được lưu truyền và áp dụng cho tới ngày nay. Bên cạnh khả năng điều trị mất ngủ thì cây vông cũng có tác dụng tốt với các bệnh như trĩ, tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt, giải độc cơ thể...

lá vông chữa mất ngủ

II - Những cách trị mất ngủ bằng lá vông

Có nhiều cách để sử dụng lá vông chữa mất ngủ, dưới đây là một số phương pháp đơn giản và phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.

1. Ăn lá vông tươi

Ăn trực tiếp không qua bất kỳ quá trình sơ chế nào là cách tốt nhất để hấp thụ nguyên toàn bộ hợp chất có trong lá vông. Tuy nhiên phương pháp này sẽ hơi khó cho người không thích vị chát, đắng.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20g lá vông tươi.
  • Rửa thật sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, vẩy cho ráo nước rồi ăn trực tiếp.

Nếu cảm thấy đắng, chát bạn có thể uống thêm nước lọc trong quá trình ăn. Hoặc có thể hấp cách thủy để dễ ăn hơn. Lưu ý bạn nên ăn trước khi đi ngủ là tốt nhất.

ăn lá vông tươi trị mất ngủ

2. Uống nước lá cây vông

Dùng lá vông để sắc nước là một trong những cách làm đơn giản, dễ thực hiện. Cách làm này vừa tận dụng được tinh chất có trong lá vông, vừa giúp người sử dụng dễ thu nạp vào cơ thể hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 - 15 lá vông tươi rồi mang đi rửa sạch.
  • Đun sôi 1 nồi nước, sau đó cho lá vông đã rửa vào.
  • Nấu nước lá vông trong khoảng 10 - 15 phút thì tắt bếp, đợi nguội.
  • Chắt nước, bỏ lá và cho vào bình thủy tinh uống dần. Tốt nhất nên uống hết trong ngày.
  • Bạn có thể bỏ thêm chút đường để dễ uống hơn.

3. Nấu canh lá vông

Kết hợp vào món ăn hàng ngày cũng là cách chữa mất ngủ bằng lá vông tương đối thú vị và giúp người sử dụng cảm thấy hứng thú khi ăn hơn. Có nhiều cách để nấu món canh lá vông, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.

Nguyên liệu:

  • Lá vông tươi (khoảng 10-15 lá).
  • Thịt gà hoặc thịt heo (khoảng 2 lạng).
  • Hành, tỏi, gừng băm nhuyễn.
  • Dầu ăn, Muối và hạt nêm theo khẩu vị.

Cách thực hiện:

  • Lá vông rửa sạch và cắt thành những lát nhỏ.
  • Đun nước để luộc thịt gà, thịt heo hoặc xương gà. Nhớ gạn bỏ bọt để thu được nước dùng trong nhất. Thịt nên thái thành lát hoặc băm nhỏ để dễ ăn hơn.
  • Phi thơm hành, tỏi, và gừng băm nhuyễn với dầu ăn.
  • Cho phần hành tỏi gừng đã phi vào nồi nước dùng.
  • Cho lá vông vào nấu khoảng 5 - 10 phút. Sau đó nêm gia vị vừa ăn.
  • Tắt bếp và thưởng thức.

nấu canh lá vông chữa mất ngủ

4. Ngâm rượu lá vông

Dùng lá vông ngâm rượu trị mất ngủ có thể sẽ phù hợp với nam giới hoặc người thích nhấm nháp rượu trong bữa cơm. Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng trong thời gian dài, không nhất thiết ngày nào cũng phải thực hiện lại.

Nguyên liệu:

  • Lá vông tươi (khoảng 10-15 lá).
  • Rượu trắng khoảng 40 độ (1 lít).
  • Bình thủy tinh.

Cách thực hiện:

  • Chọn những lá vông tươi, không bị rách hay hỏng. Rửa sạch và để ráo nước.
  • Xếp lá vông vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào.
  • Ngâm trong khoảng 15 - 20 ngày là có thể sử dụng.

Chú ý mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 20ml và nên uống trong bữa cơm, tránh uống sát giờ đi ngủ.

5. Hãm lá vông với tim sen, hoa nhài, táo nhân

Cách kết hợp lá vông với một số nguyên liệu khác để trị mất ngủ tuy hơi cầu kì hơn, tuy nhiên sẽ tạo ra một thức uống có hương vị rất tuyệt vời mà vẫn giữ tác dụng chữa bệnh tốt.

Nguyên liệu:

  • Lá vông.
  • 5gr tim sen.
  • 10gr Táo nhân.
  • Hoa nhài.

Cách thực hiện:

  • Lá vông rửa sạch.
  • Táo nhân đảo trên chảo cho tới khi ngả đen. Tim sen chỉ cần đảo tới khi dậy mùi thơm là được.
  • Cho lá vông, táo nhân và tim sen đã đảo vào trong 1 ấm nước. Đổ nước nóng cho ngập.
  • Hãm trong khoảng 15 - 20 phút rồi đợi nguội là có thể uống được. Có thể bỏ hoa nhài vào cho thơm.

III - Những lưu ý khi dùng lá vông chữa mất ngủ

Mặc dù hiệu quả trị mất ngủ của lá vông đã được chứng minh nhưng trong quá trình sử dụng, người dùng cũng cần lưu ý thêm tới một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên dùng lá vông như một giải pháp hỗ trợ chứng khó ngủ, quan trọng bạn cần đi khám và biết được chính xác nguyên nhân gây mất ngủ là gì.
  • Không nên sử dụng quá nhiều lá vông trong một ngày.
  • Người bị đau nhức xương khớp, người có tiền sử cao huyết áp không nên sử dụng lá vông để cải thiện giấc ngủ.
  • Hiệu quả chậm, do đó người bệnh cần phải kiên trì.
  • Cần xây dựng cho bản thân một chế độ khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Hy vọng bài viết về các cách dùng lá vông trị mất ngủ đã cung cấp cho bạn được nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có vấn đề chưa được giải đáp, bạn vui lòng gọi tới tổng đài để được hỗ trợ.

DS. Nguyễn Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại