Chủ nhật, 19/01/2025 | 12:15
RSS

Chỉ cần một dấu hiệu này, bạn có thể "tiên đoán" con mình lớn lên thông minh xuất sắc

Thứ sáu, 02/06/2017, 19:11 (GMT+7)

Việc trẻ mỉm cười khi ngủ không chỉ là biểu cảm trên gương mặt mà còn thể hiện quá trình hoạt động của hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ.

Cười vừa là cách rèn luyện thể dục, vừa giúp các nhóm cơ và não bộ của trẻ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, em bé càng biết cười sớm thì khi lớn chỉ số IQ càng cao.

Theo dõi lúc bé ngủ, nếu con có những biểu hiện này đảm bảo đến 90% bé có tố chất lớn lên sẽ thông minh hơn người:

Bé từ sơ sinh đến 1 tháng tuồi

Nụ cười sơ sinh xuất hiện từ khi bé mới chào đời đến lúc được 1 tháng tuổi và nụ cười này không biểu lộ cảm xúc. Bé cười lúc này chỉ là tự phát, mang tính phản xạ và thường cười khi lơ mơ buồn ngủ và khi ở trạng thái ngủ say.

Nụ cười kiểu này sẽ giảm dần cùng với sự phát triển, lớn lên của bé (đó là lí do vì sao các bé sinh non sẽ hay cười hơn các bé sinh đủ tháng), sau đó sẽ biến mất và được thay bằng nụ cười thực sự sau 6-10 tuần.

dấu hiệu trẻ thông minh1

Nụ cười từ 1-2 tháng tuổi

Trong khoảng từ 1-2 tháng tuổi, bé sẽ dần dần biết phản ứng với những kích thích từ môi trường xung quanh. Nụ cười đầu tiên thực sự của bé khi bé hoàn toàn tỉnh táo sẽ xuất hiện sau khoảng 6-10 tuần.

Ở giai đoạn này, não bộ của trẻ đang phát triển, tầm nhìn đang được cải thiện và bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn. Bé sẽ dễ dàng cười để  đáp lại những kích thích liên quan đến thính giác (như giọng nói của bố mẹ hay âm nhạc) nhất. Tiếp theo đó sẽ là cười để đáp lại kích thích kết hợp giữa cả thính giác và thị giác, cuối cùng là cười đáp lại riêng kích thích về thị giác.

Bé từ 2-6 tháng tuổi

Không phải lúc nào trẻ phát triển sớm cũng là tốt, nhưng bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ nếu bé đã được 3 tháng tuổi rồi mà chưa cười. Đừng bắt ép bé phải cười, nhưng khi thấy bé cười, hãy vui vẻ và nhiệt tình đáp lại bé để giúp bé phát triển về mặt cảm xúc, ngôn ngữ.

dấu hiệu trẻ thông minh2

Tầm 2-3 tháng tuổi, bạn sẽ để ý thấy bé bắt đầu nhìn thẳng vào mặt bạn khi cười. Trong giai đoạn này, bé sẽ gia tăng tương tác mặt-đối-mặt với mọi người xung quanh. Hãy nhớ làm mặt hài hước, ngộ nghĩnh thật nhiều để kích thích bé cười vui.

Từ 4-6 tháng tuổi, bé sẽ biết cười rồi nhìn đi chỗ khác. Bé đang học cách kiểm soát cảm xúc và chưa biết cách thể hiện sao cho đúng. Hãy cứ để bé nhìn đi chỗ khác và nhớ đáp lại nhiệt tình với bé khi bé ngoảnh lại và cười với bố mẹ.

Bé từ 6-12 tháng

Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy bé có nhiều kiểu cười khác nhau. Thông thường, nụ cười mở miệng sẽ bộc lộ nhiều niềm vui hơn nụ cười khép miệng. Bé sẽ bắt đầu biết chơi với tiếng cười của mình.

Từ 8-9 tháng, nụ cười của bé thường được dùng trong các tình huống giao tiếp và là công cụ để bé kết nối, trò chuyện với mọi người. Vì thế, bố mẹ đừng quên đáp lại bé bằng giọng hào hứng, vui vẻ và cũng cười lại thật nhiều để khuyến khích bé phát triển, nhanh biết nói.

dấu hiệu trẻ thông minh3

Lợi ích nụ cười với sức khỏe của bé

Hỗ trợ tim mạch

Việc cười hay biểu lộ cảm xúc giúp làm giãn các thành động mạch, kích thước mạch máu tăng hỗ trợ lưu thông và cung cấp máu cho tim.

Tốt cho phổi

Theo quan niệm dân gian, việc bé khóc nhiều sẽ giúp nở phổi và tốt cho đường hô hấp. Tuy nhiên, nụ cười lại có tác dụng hơn là việc bé khóc, quá trình này giúp phổi hoạt động đều đặn trao đổi oxy và carbon dioxide làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ho, viêm phế quản…

Có lợi cho gan

Cười là phương pháp hiệu quả giúp gan giải độc, tăng cường quá trình bài tiết mật, hỗ trợ chức năng gan phát triển.

Tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa

Cười thúc đẩy quá trình hoạt động của nhu động ruột, giúp tiêu hóa và thải khí tốt hơn, đặc biệt là ngăn ngừa táo bón ở trẻ.

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Cười không chỉ giúp bé cảm thấy hạnh phúc mà còn có tác dụng tích cực với hệ miễn dịch của trẻ.

5 món cháo ngon bổ cho “bé còi” nhanh tăng cân. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Từ việc Bệnh viện Đa khoa Lai Châu tiếp nhận 20 trẻ nhập viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng cảnh báo về loại hoá chất này.