Ảnh minh họa
Ăn sáng đầy đủ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ trong suốt buổi sáng. Mẹ nên chọn bữa ăn sáng có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt vì nó giải phóng năng lượng chậm và đều. Hoặc mẹ có thể chọn các loại ngũ cốc nguyên cám và bánh mì đen với một phần nhỏ thực phẩm giàu protein như trứng luộc hoặc sữa chua ít béo.
Lưu ý, thực phẩm GI cao như ngũ cốc bọc đường hoặc bánh mì nướng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu.
Ảnh minh họa
Mẹ nên cố gắng đa dạng nhiều loại thực phẩm để làm cho món ăn trở nên thú vị và hấp dẫn. Nếu thức ăn trên đĩa của mẹ được tạo ra từ các loại thực phẩm mà chỉ có màu nâu hoặc màu vàng, hãy thử thêm một số ớt đỏ và rau xanh hoặc một số quả mâm xôi và nho, xoài…, tùy thuộc vào việc có hay không có, sẽ giúp mẹ có một bữa ăn ngon.
Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế đồ ngọt càng nhiều càng tốt.
Mẹ bầu bị tiểu đường nên hạn chế các món có nhiều đường, tinh bột. Nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa carbonhydrates phức tạp như bánh mì làm từ lúa mì, táo, cam, lê, đào, đậu, bắp... bởi chúng sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Ảnh minh họa
Mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ bữa. Mẹ nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa và không nên ăn quá nhiều. Bạn có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa. Việc ăn đầy đủ bữa sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn.
Mẹ bầu nên chia nhỏ 3 bữa chính thành 5- 6 bữa phụ mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ, tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng. Bên cạnh đó, còn giúp mẹ giảm đáng kể triệu chứng ốm nghén nữa đấy.
Cắt giảm chất béo bão hòa: Mẹ bầu nên hạn chế các chất béo từ mỡ, thịt động vật. Thay vào đó, hãy dử dụng dầu đậu nành, oliu, dầu hướng dương để nấu ăn. Các mẹ cũng nên hạn chế các món chiên xào và tăng cường các món luộc hấp.