Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:12
RSS

Chấm dứt đau đầu vào buổi sáng nhờ bài thuốc hoạt huyết

Thứ hai, 30/01/2023, 14:41 (GMT+7)

Các cơn đau đầu vào buổi sáng luôn gây ra cảm giác lo lắng cho người bệnh, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của cả một ngày. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất.

Đau đầu vào buổi sáng

Đau đầu vào buổi sáng khiến cả ngày đình trệ

Vì sao bị đau đầu vào buổi sáng?

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu vào buổi sáng. Một số nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:

1. Do thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột như quá lạnh, quá nóng hoặc thay đổi áp suất khí quyển như trước cơn gió mùa, trước cơn bão… có thể khiến cơ thể chưa kịp thích nghi và gây ra tình trạng đau đầu.

2. Ô nhiễm tiếng ồn

Nếu ban ngày tiếp xúc với tiếng động quá lớn sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khiến người bệnh bị đau đầu và khó đi vào giấc ngủ vào buổi tối. Ngoài ra, không gian trong phòng ngủ không được yên tĩnh cũng là nguyên nhân gây chứng đau đầu, vào buổi sáng.

3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Một số người có thể gặp tình trạng đau đầu vào buổi sáng do những thói quen không tốt như: ngủ ngày, ngủ trưa quá nhiều, thức khuya, lạm dụng thiết bị điện tử, đọc sách quá khuya, vận động quá nhiều trước khi ngủ…

4. Mất cân bằng dinh dưỡng

Thiếu hoặc thừa chất đều có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, đau đầu…

5. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc điều trị gây tác dụng phụ là đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, khó ngủ… Tiêu biểu như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm, thuốc lợi tiểu…

6. Mắc một số bệnh lý

Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng đau đầu vào buổi sáng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não): Đây là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não. Ở những người bệnh này, lưu lượng máu lưu thông kém gây đau đầu, mất thăng bằng, choáng váng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu ở nhiều người.
  • Suy nhược thần kinh: Chức năng thần kinh bị rối loạn khiến người bệnh thường xuyên gặp tình trạng đau đầu, đánh trống ngực, mất tập trung, ngủ không sâu giấc.
  • U não: Khối u ở não bộ có thể chèn ép và gây ảnh hưởng tới trung khu thần kinh, dẫn tới đau đầu vào buổi sáng.
  • Rối loạn tiền đình: Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn tiền đình. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh này cũng thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu, ù tai, khó ngủ. Đây cũng là một bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải khi đến khám đau đầu.

đau đầu vào buổi sáng

Đau đầu vào buổi sáng sớm có thể khiến người bệnh tỉnh dậy, không ngủ tiếp được

Điều trị đau đầu vào buổi sáng như thế nào?

Để điều trị hiệu quả, tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.

Nếu bạn không thường xuyên bị nhức đầu vào buổi sáng, nguyên nhân có thể do chất lượng giấc ngủ kém trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, bạn nên thực hành thói quen ngủ lành mạnh như sau:

  • Ngủ đủ giấc (khoảng 7 hoặc 8 giờ cho người lớn)
  • Giữ lịch trình ngủ nhất quán: đi ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày
  • Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ: Tắm nước ấm, dành vài phút thiền định, nghe nhạc, đọc sách giấy… để giúp cơ thể và tâm trí được thư giãn
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ vì chúng phát ra ánh sáng xanh có thể làm giảm mức melatonin trong cơ thể (melatonin là chất hóa học kiểm soát chu kỳ ngủ)
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích caffeine, nicotine, rượu trước khi đi ngủ.

Nếu cơn đau đầu buổi sáng là do một tình trạng sức khỏe nào đó, việc điều trị tình trạng đó sẽ làm giảm nguy cơ đau đầu sau khi ngủ dậy.

Trong đa số trường hợp, thiếu máu não là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu vào buổi sáng. Lúc  này, người bệnh nên sử dụng các thuốc hoạt huyết Đông y an toàn và lành tính nhằm tăng cường tuần hoàn máu tốt hơn.

đau đầu vào buổi sáng

Thiếu máu não là nguyên nhân chính gây đau đầu vào buổi sáng

Cải thiện các triệu chứng của thiếu máu não bằng bài thuốc hoạt huyết

Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu là do huyết hư ứ trệ, lưu lượng máu lên não giảm dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ…

Để điều trị tình trạng này cần sử dụng bài thuốc hoạt huyết giúp lưu thông huyết mạch. Thuốc hoạt huyết tùy tác dụng yếu mạnh có thể giúp hành huyết tức là tăng cường lưu thông máu, hoặc giúp phá huyết dùng với các bệnh huyết ứ đọng, tụ huyết.

Đông y có bài thuốc hoạt huyết gồm các vị dược liệu quý như Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung… có tác dụng tăng cường lưu thông máu, trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não. Khi máu lưu thông lên não tốt hơn sẽ mang theo oxy và các chất dinh dưỡng nuôi tế bào não, nhờ đó các triệu chứng do thiếu máu não như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh… sẽ giảm hẳn hoặc không còn.

Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được chứng minh không chỉ thông qua kinh nghiệm sử dụng lâu đời trong dân gian mà còn bởi các nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng với cỡ mẫu lớn.

Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Người bị thiếu máu não triệu chứng chóng mặt, đau đầu vào buổi sáng có thể tham khảo sử dụng. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Hoạt Huyết Nhất Nhất

Tăng cường lưu thông máu

đau đầu vào buổi sángTrị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại