Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:30
RSS

Cảnh báo những rau củ này không nấu chín sẽ thành chất độc, thậm chí tử vong

Thứ sáu, 20/12/2019, 10:23 (GMT+7)

Nhiều loại rau bạn có thể ăn sống nhưng một số loại rau củ dưới đây cần được nấu chín nếu không bạn sẽ ăn chất độc vào người.

Đậu cove

Cảnh báo những rau củ này không nấu chín sẽ thành chất độc

Trong đậu cove cũng có độc tố Saponin, nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu cove còn chứa nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày trong cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa. Đậu cove có thể chế biến món xào hoặc luộc, tuy nhiên trong quá trình nấu nhất định phải chín kỹ.

Rau mầm

Các loại rau mầm, chúng ta cần phảo nấu kỹ. Bởi trong những loại rau này có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria.

Rau mầm đa số được trồng trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, nơi những vi khuẩn này phát triển mạnh. Do đó, nếu bạn ăn rau mầm, hãy chọn những loại rau có nguồn gốc đảm bảo, rửa sạch và nấu chín.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - đây là một loại chất rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. Vì thế, bạn cần nấu mộc nhĩ chín kĩ trước khi ăn.

Khoai tây

Khoai tây sống - đặc biệt là những quả còn xanh - có thể có nồng độ solanine cao (một chất độc nguy hiểm). Khoai tây sống cũng chứa chất kháng dinh dưỡng. Mặc dù ta có thể loại bỏ hầu hết các chất này bằng cách gọt vỏ khoai tây, nhưng một phần nhỏ vẫn còn lại trong thịt. Ngoài ra, tinh bột chưa nấu chín trong khoai tây có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và bị đầy hơi. Để tránh mọi nguy hiểm mà khoai tây sống mang lại cho cơ thể, hãy chế biến kĩ bằng cách nướng, hấp, xào hoặc nấu.

Cà tím

Cảnh báo những rau củ này không nấu chín sẽ thành chất độc
 Cà tím sẽ ngon và bớt độc khi được nấu chín. 

Cũng như khoai tây, cà tím chứa một loại glycoalkaloid gọi là solanine xuất hiện trong lá, thân và quả.

Solanine có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Các triệu chứng rất đa dạng và từ buồn nôn và nôn đến đau đầu, chóng mặt, tê liệt, các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí tử vong trong những trường hợp nặng. Rất may là để những triệu chứng này xảy ra thì cần ăn một lượng rất lớn cà tím sống. Nhưng cũng không nên ăn dù chỉ một lượng nhỏ, đằng nào cà tím cũng ngon hơn khi chín!

Nấm

Nấm có chứa một loạt các đặc tính có lợi bao gồm chất chống oxy hóa, vitamin B và kali. Tuy nhiên, cần tiếp xúc với nhiệt, nấm mới giải phóng các chất dinh dưỡng này. Thêm nữa nấm sống rất khó tiêu hóa và chúng là một trong những nguồn tập trung nhiều độc tố tự nhiên agaritine nhất. Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy agaritine có khả năng gây ung thư May thay khi nấu chín nấm các hợp chất độc này bị phá hủy.

Sắn (khoai mì)

Không nên ăn sắn sống vì nó có chứa cyanide độc hại. Ngâm và nấu sắn kĩ làm cho các hợp chất này vô hại. Ăn sắn sống hoặc chế biến không đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Quá liều cyanide gây ra những mối nguy hiểm: tê liệt chân ở trẻ em; nồng độ iốt thấp dẫn đến tăng nguy cơ bướu cổ; Bệnh thần kinh mất điều hòa nhiệt đới (TAN) (một tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi, gây mất cảm giác ở tay, thị lực kém, yếu, đi lại và cảm giác có gì đó ở bàn chân); nhiễm độc gây tử vong.

Rau chân vịt

Mọi người đều biết rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic. Khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi. Nó sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Do vậy rau chân vịt bắt buộc phải nấu chín để loại bỏ bớt axit oxalic để không cản trở việc hấp thụ canxi. Khi được nấu chín, ăn rau chân vịt sẽ hấp thụ nhiều sắt, canxi và magie hơn.

Măng

Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.

Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh, sau đó chế biến bình thường.

Diệu Tâm (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN