Chủ nhật, 19/01/2025 | 11:51
RSS

Cách làm ấm chân tay lạnh mùa đông

Chủ nhật, 19/01/2020, 07:14 (GMT+7)

Nhiều người có triệu chứng chân tay lạnh cóng trong mùa đông dù nằm trong chăn ấm. Có thể khắc phục triệu chứng này bằng những cách dưới đây.

Chân tay lạnh giá thường là biểu hiện của một số bệnh. Ví như những người thiếu máu, thiếu sắt nên lượng hồng cầu trong máu hạ thấp hoặc do nguyên nhân từ rối loạn nội tiết. Hệ thống nội tiết đóng vai trò không thể thiếu trong chức năng trao đổi chất và điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. 

Cách làm ấm chân tay lạnh mùa đông - Ảnh 1.
Nhiều người có biểu hiện chân tay lạnh cóng trong mùa đông. Ảnh minh họa

Trong một số trường hợp, có thể là nguyên nhân của các bệnh như:

- Suy giáp: Khi lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ.

- Huyết áp thấp: Những người có huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh; Bệnh Adison, suy thận, suy tuyến yên, tiểu đường…

- Do mắc bệnh về tim mạch: Một số bệnh về tim mạch có thể là nguyên nhân khiến hai bàn tay và bàn chân lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng lưu thông máu tới các chi.

Một số cách làm ấm bàn tay, bàn chân trong mùa lạnh như sau:

Xoa tay và chân

Thường xuyên chà sát lòng bàn tay và lòng bàn chân. Hành động này có thể cải thiện tuần hoàn của mạch máu. Xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật nhanh, chà đến khi ấm nóng thì thôi. Dùng một tay nắm chạt, một tay có sát vùng quanh bàn tay nắm chặt nhiều lần, đổi bên, làm tương tự, cũng có tác dụng lưu thông máu huyết, làm ấm nóng bàn tay, bàn chân.

Ngâm chân nước ấm

Cách làm ấm chân tay lạnh mùa đông - Ảnh 2.
Ngâm chân nước ấm mỗi tối sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Ảnh minh họa

Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay trong chậu nước muối hoặc nước gừng ấm từ 15 - 30 phút, có thể hòa thêm chút tinh dầu giúp lưu thông máu dễ dàng hơn. Cần lưu ý là nên lau khô chân tay ngay sau khi ngâm xong và có thể xoa thêm chút kem dưỡng da và đeo luôn tất để đảm bảo giữ ấm cho đôi bàn tay, bàn chân khi ngủ. Tuyệt đối không được để chân không tiếp xúc với nền nhà hoặc nước lạnh.

Ăn chất béo và calo giúp sinh nhiệt

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với nhiều chất béo và calo sẽ giúp sinh nhiệt lượng giữ ấm cho cơ thể. Bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin, vitamin và khoáng chất như ớt, cà chua, súp-lơ... sẽ giúp tăng cường lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có đủ nước, khiến quá trình lưu thông máu thuận lợi. Chăm chỉ tập luyện thể dục và vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ, tránh tình trạng để cơ thể ngủ đông quá lâu khiến các khớp, cơ và xương không được thư giãn.

 

Minh Châu
Theo Gia đình&Xã hội