Thứ ba, 19/03/2024 | 09:30
RSS

Các dấu hiệu nhận biết người có sức đề kháng yếu

Thứ hai, 03/10/2022, 15:09 (GMT+7)

Sức đề kháng giống như “tấm khiên” che chắn, bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Vậy làm thế nào để nhận biết sức đề kháng yếu, đang suy giảm?

sức đề kháng yếu

Đề kháng yếu khiến cơ thể thường xuyên mắc viêm đường hô hấp

Sức đề kháng yếu là gì?

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại sự tấn công của các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… Hệ miễn dịch là cơ quan chịu trách nhiệm cho sức đề kháng của cơ thể được chia thành 3 loại bao gồm:

  • Miễn dịch tự nhiên: Miễn dịch bẩm sinh của cơ thể bao gồm các cơ chế bảo vệ trên da, niêm mạc, bạch cầu…
  • Miễn dịch thu được: Hay còn gọi là miễn dịch thích nghi do cơ thể hình thành các kháng thể sau khi tiếp xúc kháng nguyên lần đầu hoặc do hoạt động của các tế bào lympho B và T để tiêu diệt các tác nhân gây hại. Loại miễn dịch này hình thành trí nhớ miễn dịch giúp loại bỏ kháng nguyên gây bệnh nếu gặp lại.
  • Miễn dịch thụ động: Do nhận được một cách thụ động mà không phải do cơ thể sản xuất như trẻ sơ sinh nhận kháng thể qua sữa mẹ…

Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ có sức đề kháng tốt, giúp ngăn chặn hiệu quả các tác nhân gây bệnh. Ngược lại, hệ miễn dịch yếu tạo nên sức đề kháng yếu khiến cơ thể rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

sức đề kháng yếu
Súc đề kháng yếu khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

Dấu hiệu nhận biết người có sức đề kháng yếu

Đề kháng yếu khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Người có sức đề kháng yếu thường có một số triệu chứng dưới đây:

  • Thường xuyên mắc bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cúm…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi tự phát hoặc biến chứng của nhiễm trùng hô hấp trên
  • Nhiễm trùng da: nhiễm khuẩn, bệnh do virus hoặc nấm da
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt rất dễ tái phát
  • Nhiễm trùng đường sinh dục, hay gặp ở nữ giới có thể do vi khuẩn hoặc nấm
  • Nhiễm trùng tiêu hóa, thường gặp nếu bệnh nhân sử dụng kháng sinh thường xuyên để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn khác.

Khi đề kháng suy giảm, các bệnh nhiễm trùng khó điều trị, dễ tái phát và dễ biến chứng thành các trường hợp nặng như viêm đường hô hấp trên biến chứng xuống viêm đường hô gấp dưới, nhiễm khuẩn tai mũi họng biến chứng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…

sức đề kháng yếu

Viêm đường hô hấp là bệnh lý phổ biến khi đề kháng yếu

Nguyên nhân dẫn đến sức đề kháng yếu

Các nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch bao gồm:

  • Bẩm sinh: do khiếm khuyết di truyền, đột biến gen…
  • Mắc bệnh hệ thống: gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như bệnh HIV/AIDS, tiểu đường…
  • Dùng thuốc, biện pháp điều trị: hóa chất, xạ trị, corticoid, lạm dụng thuốc kháng sinh…
  • Môi trường ô nhiễm: khói bụi, hóa chất ngăn chặn sự sản sinh tế bào lympho B và T, gây quá tải hoạt động của hệ miễn dịch, lâu dần làm suy giảm đề kháng.
  • Thiếu dưỡng chất: thiếu vitamin, khoáng chất như kẽm, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào miễn dịch.
  • Ít vận động: làm giảm lưu thông máu, hạn chế tuần toàn, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và thải trừ các độc tố qua đó làm suy yếu sức khỏe tổng thể.
  • Căng thẳng kéo dài: làm gia tăng hormone cortisol và giảm sản xuất Prostaglandin – loại hormone có tác dụng giãn mạch, chống viêm, hỗ trợ cho chức năng miễn dịch.
  • Bệnh tật: béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu có thể gây rối loạn các hormone trong cơ thể đồng thời làm suy yếu các tế bào lympho B và T.

Sức đề kháng yếu phải làm sao để tăng cường?

Sau khi xác định được nguyên nhân sẽ tìm ra biện pháp để phòng tránh hoặc tăng cường sức đề kháng. Ngoài việc phòng tránh các nguyên nhân này, mỗi người cũng có thể tăng sức đề kháng bằng các biện pháp chủ động như:

1. Tiêm vaccin phòng bệnh đầy đủ, đặc biệt là trẻ em

Vaccin là biện pháp hữu hiệu tạo ra miễn dịch thích nghi cho cơ thể giúp chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Tiêm đầy đủ vaccin giúp dự phòng các bệnh lý do các loại virus và vi khuẩn gây ra.

sức đề kháng yếu

Tiêm vaccin là cách chủ động phòng tránh bệnh lây nhiễm

2. Hạn chế tiếp xúc mầm bệnh

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống để hạn chế sự phát triển và sinh sôi của tác nhân gây bệnh.

Thực hiện các biện pháp bảo hộ phòng vệ như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên. Đồng thời, nên tránh lại gần người có triệu chứng bệnh để hạn chế lây nhiễm.

3. Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách

Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh do nhiễm vi khuẩn hoặc có nguy cơ bội nhiễm cao.

Trong khi sử dụng, cần tuân thủ chế độ liều đúng để đạt hiệu quả cao, giảm nguy cơ kháng thuốc, không tự ý tăng hoặc giảm liều làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể tái tạo sức khỏe, điều hòa hormone và duy trì hệ miễn dịch hiệu quả.

5. Tăng cường vận động

Vận động thể thao để thúc đẩy hệ tuần hoàn, tăng cường khả năng làm việc của hệ miễn dịch.

6. Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ các nhóm chất gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước để tăng cường lưu thông máu và đảo thải độc tố ra khỏi cơ thể.  

Cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản có thể gây ra nhiều bệnh lý mạn tính và làm suy giảm đề kháng. Đồng thời, cần cắt giảm rượu bia và các chất kích thích khác.

7. Bổ sung Kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Thiếu kẽm làm giảm sự hoạt động của lympho T, lympho B, đại thực bào, giảm sản xuất globulin miễn dịch như IgA, IgM và cả IgG.

Do vậy, khi có dấu hiệu đề kháng yếu, nên bổ sung thêm kẽm ngay để tăng cường khả năng hồi phục.

sức đề kháng yếu

Các loại thịt và hải sản có chứa nhiều kẽm

8. Bổ sung sản phẩm tăng đề kháng từ thảo dược

Đông y quan niệm tăng đề kháng là tăng cường chính khí để loại bỏ tà khí, bồi bổ khí huyết, tránh tình trạng bệnh kéo dài, phát sinh thường xuyên.

Đông y có bài thuốc tăng đề kháng bí truyền hiệu quả. Bài thuốc này có thành phần gồm các vị thảo dược quý, không những giúp bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh tái phát mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng do cảm cúm hiệu quả. Hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.

Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu ứng dụng sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP tạo nên sản phẩm Tăng Đề Kháng dạng viên nén tiện dụng.

Sản phẩm Tăng Đề Kháng Đông y hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm. Sản phẩm này dành cho người khí huyết kém, sức yếu, suy giảm sức đề kháng; người hay ốm, cảm cúm.

Sản phẩm này hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TĂNG ĐỀ KHÁNG NHẤT NHẤT

sức đề kháng yếu– Hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết

– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

– Hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại