Nếu không kiểm tra một số yếu tố về kỹ thuật phanh xe ô tô, rất dễ xảy ra tai nạn. Ảnh minh họa/Vietnamnet
Phanh trên xe ô tô hiện nay phần lớn thuộc loại phanh đĩa, một số xe ô tô dùng kết hợp phanh tang trống ở bánh sau. Phanh kiểu tang trống khác hơn một chút, guốc phanh được mở ra và ép vào tang trống từ bên trong tạo ra lực hãm để giảm tốc của xe.
Khi người lái ô tô đạp phanh, nơi này sẽ truyền lực động trực tiếp lên má phanh và làm cho má phanh xiết vào đĩa phanh (đối với phanh đĩa) hoặc guốc phanh ép sát vào tang trống, tạo ra một lực ma sát lên bánh xe, giúp xe giảm tốc độ. Như vậy về nguyên tắc, chỉ cần đạp chân phanh nếu muốn giảm tốc hoặc dừng xe, giống với việc bóp thắng khi đi xe đạp, theo Vietq.vn
Dù khá đơn giản nhưng khi lái xe ô tô trên đường, nhất là đường cao tốc thì việc phanh ô tô thế nào cho đảm bảo an toàn thì rất nhiều tài xế vẫn còn mắc sai lầm dẫn tới những nguy hiểm khó lường. Do đó trong quá trình lái xe ô to việc phanh thế nào cho đúng cũng cần đòi hỏi tài xế phải nắm chắc những kỹ năng cơ bản nhất.
Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt thì việc kiểm tra bảo dưỡng phanh cần được thực hiện thường xuyên, hoặc thay mới nếu có hiện tượng má phanh mòn. Dưới đây là một số lưu ý kiểm tra hệ thống phanh trên xe ô tô:
Kiểm tra dầu phanh
Việc kiểm tra dầu phanh ô tô bạn nên theo dõi thường xuyên nửa tháng một lần để biết được tình trạng của hệ thống phanh, nếu mức dầu xuống thấp hơn so với quy định cần phải bổ xung thêm dầu phanh, tránh trường hợp để hệ thống phanh thiếu dầu. Trong trường hợp mức dầu hao thường xuyên thì đó là hiện tượng bị rò rỉ dầu, có thể ở các đường ống dẫn dầu của hệ thống phanh, Vietnamnet đưa tin.
Trong lúc khiểm tra dầu phanh, bạn cũng cần phải kiểm tra màu của dầu, nếu dầu phanh mới thì trong hoặc mờ, nếu dầu phanh của bạn để lâu chưa thay sẽ có màu sậm bẩn. Nếu dầu phanh đã chuyển sang màu sậm hẳn thì đã đến lúc phải thay mới hoàn toàn, tránh trường hợp để lâu dẫn tới nhiều nguy hại khác.
Kiểm tra má phanh
Đây là một bộ phận khá quan trọng trong việc giảm tốc độ của xe, đảm bảo sự an toàn cho người và phương tiện, nếu má phanh bị mòn sâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm tốc hoặc dừng xe. Độ mòn của má phanh tùy thuộc vào từng cách điều khiển xe của mỗi người.
Khi vận hành, nếu má phanh mòn quá nhiều sẽ làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh và làm nóng đĩa phanh, cùng với đó khiến đĩa phanh sẽ chóng mòn theo. Theo các khuyến cáo của nhà sản xuất, không nên đi quá nếu má phanh đã đến đọ mòn, nên thay mới má phanh khi độ dày má phanh chỉ còn 2 - 3 (mm).
Rà láng đĩa phanh
Sau thời gian dài sử dụng, dưới sự tác động của má phanh, môi trường bên ngoài như bụi bẩn, đất, đá… Khi phanh, môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh rất khắc nghiệt bởi bề mặt bám nhiều tạp chất cùng với nhiệt sinh ra lớn sẽ khiến đĩa phanh trên xe bị hao mòn không đồng đều, hoặc cũng có thể bị cong vênh đĩa phanh.
Trong những trường hợp này, rà láng đĩa phanh là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề về phanh. Đối với các mẫu xe có hệ thống phanh ABS, lái xe cần chú ý khi láng đĩa phanh, phải biết được độ dày tối thiểu cho phép, trên một số mẫu xe nếu đĩa phanh đã quá xước và mòn thì không thể khắc phục bằng cách lãng đĩa mà phải thay thế mới hoàn toàn.