Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:18
RSS

BS Nguyễn Thị Nhã: Nam giới có tinh trùng bất động 100% vẫn có cơ hội làm bố

Chủ nhật, 08/04/2018, 22:19 (GMT+7)

Cậu nhỏ hoàn thành nhiệm vụ nhưng chất lượng “hàng hóa” quá kém cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng hiếm muôn không có con.

kỹ thuật mới giúp cho những nam giới mắc bệnh tinh trùng bất động vẫn có thể có con
Kỹ thuật mới giúp cho những nam giới mắc bệnh tinh trùng bất động vẫn có thể có con. Hình minh họa

Theo BS Nguyễn Thị Nhã - Trưởng Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Bưu điện, đầu tinh trùng là nơi bám dính và xâm nhập vào trứng. Việc di chuyển và chuyển động là nhờ đuôi quẫy để đẩy tinh trùng đi như cơ chế di chuyển của con nòng nọc. Sự sản sinh tinh trùng được thực hiện trong các ống sinh tinh. Sau đó, tinh trùng di chuyển tới túi tinh và được dự trữ ở đó.

Tinh trùng trưởng thành chỉ dài 0,05 mm, nên không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, khác với tinh dịch là chất dịch bạn có thể nhìn thấy được khi xuất tinh.

Tuy nhiên, không thể dựa vào lượng tinh dịch trong mỗi lần xuất tinh nhiều hay ít, tinh dịch loãng hay đặc… để nói là có tinh trùng hay không.

Để phát hiện tinh trùng trong tinh dịch, cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ, qua đó đánh giá được số lượng, hình dạng, sự di động của tình trùng.

Nếu phân tích tinh dịch không có tinh trùng, bác sĩ có thể sinh thiết tinh hoàn để phát hiện tinh trùng trong trường hợp quá trình sản sinh tinh trùng bình thường song có sự tắc nghẽn hay vấn đề khác của việc vận chuyển tinh trùng.

Còn về vấn đề tinh trùng bất động, BS Nhã giải thích: “Bạn cứ tưởng tượng tinh trùng xuất ra nhưng bất động, không một con nào có biểu hiện của sự sống. Các bác sĩ đã mang tinh trùng đi lọc rửa, kiểm tra bằng biện pháp Hostest xem trong số đó con nào sống. Số tinh trùng nằm im được cho vào môi trường nhược trương.

Bình thường tinh trùng sống trong môi trường đẳng trương nhưng khi muốn tìm con tinh trùng nào sống, con nào chết thì thả tất cả vào môi trường nhược trương. Những con sống sẽ phản ứng, cong đuôi lên. Con sống là bào tương, nhân có nhiễm sắc thể bắt màu khác. Khi xác định được con sống, bác sĩ sẽ thực hiện bơm vào tử cung của người vợ”

kỹ thuật mới giúp cho những nam giới mắc bệnh tinh trùng bất động vẫn có thể có con 2
Hiện nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến đã giúp cho nhiều gia đình vô sinh hiếm muộn có con. Hình minh họa

Theo BS Nhã hiện nay nhiều nam giới mắc các chứng tinh trùng yếu, tinh trùng bất động. Để đi tìm nguyên nhân và đánh giá những thông số của tinh trùng cần xét nghiệm tinh dịch đồ.

- Nếu do ăn uống hoặc sinh hoạt thì hoàn toàn có thể cải thiện bằng một lối sống lành mạnh hơn, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, xa rời lối sống tĩnh tại. ăn nhiều thực phẩm tốt cho "tinh binh" như hải sản, các loại thịt đỏ, rau củ quả, ngũ cốc, vitamin C, E, Coenzym Q10 là những chất chống oxy hóa mạnh…tránh thức khuya, làm việc trong môi trường độc hại, nói không với các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

- Nếu do các bệnh lý thực thể thì cần đi khám các bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn để được tư vấn và điều trị hiểu quả nhất.

Chia sẻ về trường hợp tinh trùng bất động đầu tiên có con nhờ sự hỗ trợ của y học của BV Bưu điện, BS Nguyễn Thị Nhã cho biết đây là ca đặc biệt với bác sĩ và toàn bộ Trung tâm hỗ trợ sinh sản.

Vợ chồng chị T.T.N, (27 tuổi) ở Hà Nội không được lên chức sau nhiều năm kết hôn. Sau khi đến khám, chồng chị N. được xác định tinh trùng liệt đuôi, khả năng có con tự nhiên là không thể.
“Tinh trùng yếu nhưng vẫn sinh con nhờ sự hỗ trợ của y học hiện nay đã được nhiều cơ sở y tế, trong đó có BV Bưu điện thực hiện. Nhưng tinh trùng bất động 100% thì đây là ca đầu tiên BV Bưu điện thực hiện.

Khi xác định được con sống, bác sĩ sẽ thực hiện bơm vào tử cung của người vợ. May mắn lần đầu thực hiện vợ chồng chị N. đã thành công”, BS Nhã chia sẻ.

Về em bé được sinh ra từ tinh trung bất động, BS Nhã cho biết bé hoàn toàn khoẻ mạnh và phát triển tốt.

Theo BS Nguyễn Thị Nhã, lâu nay khi hiếm muộn các ông chồng thường đổ lỗi cho vợ, nhưng thực tế nhiều trường hợp do nam giới. Các điều tra đã cho thấy 40% nguyên nhân do người chồng, 40% do người vợ và 20% không rõ nguyên nhân. Nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới như một số phẫu thuật, di chứng tổn thương tủy sống… nhưng chủ yếu tinh trùng ít, tinh trùng yếu, không có tinh trùng.

Hiện một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng  đã giúp các trường hợp nam giới hiếm muộn được điều trị thành công. Đặc biệt, nhiều trường tinh trùng bất động như trường hợp của gia đình chị N. vẫn có thể làm bố, làm mẹ. Trong trường hợp này, bệnh nhân được thực hiện thủ thuật theo chỉ dẫn của các cơ sở y tế.


Xem thêm Clip: Lương y chia sẻ công thức pha nước uống từ nghệ giúp khỏi hẳn bệnh đau dạ dày

Khánh Ly
Theo Đời sống Plus/GĐVN