Thứ hai, 06/05/2024 | 11:16
RSS

Bổ khí huyết là gì? 4 cách bổ khí thông huyết tăng thể lực nhanh chóng

Thứ ba, 07/11/2023, 16:00 (GMT+7)

Bồi bổ khí huyết là một trong những việc rất quan trọng nhằm tăng cường sức khỏe cho người có cơ địa suy yếu, người mắc bệnh khiến sức khỏe suy giảm nhiều. Nếu biết cách nâng cao khí huyết thì sức khỏe được tăng cường, giúp con người sống khỏe dẻo dai và ít mắc bệnh tật. Vậy biện pháp bồi bổ khí huyết tốt nhất là gì?

I - Bồi bổ khí huyết là gì?

Trước khi tìm hiểu thế nào là bồi bổ khí huyết thì chúng ta cần hiểu được khí và huyết là gì, có vai trò như thế nào trong cơ thể. Dưới góc nhìn của Đông Y thì khí huyết được hiểu như sau:

  • Khí: Là dạng năng lượng có nguồn gốc bắt nguồn từ không khí mà hàng ngày chúng ta hít thở vào, kết hợp cùng với thức ăn để di chuyển huyết dịch (tức là vận chuyển máu bao gồm chất dinh dưỡng và oxy) đi nuôi dưỡng các cơ quan và duy trì hoạt động của cơ thể.
  • Huyết: Là dạng vật chất cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Chỉ khi có đầy đủ huyết thì cơ thể mới khỏe mạnh, các bộ phận mới có năng lượng để vận hành và hoạt động bình thường. Khi thiếu huyết thì cơ thể suy nhược, dễ mắc nhiều bệnh tật và gầy yếu.

Huyết và khí có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau, muốn huyết vận hành thì cần có khí đẩy đi. Và vì vậy, trong Đông Y mới có câu nói kinh điển là: “Khí đi, huyết cũng đi”.

Bồi bổ khí huyết chính là biện pháp bổ sung những dưỡng chất còn thiếu trong cơ thể để tăng cường khí huyết, nâng cao thể trạng và giảm các triệu chứng cho người sức khỏe yếu (người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, da môi nhợt nhạt và người yếu ớt).

bồi bổ khí huyết là gì

II - Các cách bồi bổ khí huyết cho phụ nữ và nam giới

Gia tăng khi huyết là biện pháp tốt nhất để nuôi dưỡng sức khỏe toàn diện từ sâu bên trong. Vì thế người bệnh có thể lựa chọn các cách dưới đây để bổ sung các chất còn thiếu hụt trong cơ thể:

1. Sử dụng Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương

Một trong những biện pháp được ưu tiên lựa chọn để bồi bổ khí huyết cho cả phụ nữ và nam giới đang được áp dụng thành công đó chính là sử dụng Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất.

Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương đem lại hiệu quả vượt trội trong việc bồi bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần. Đặc biệt, đây là sản phẩm hàng đầu trên thị trường có tác dụng tăng cường cơ địa, cải thiện cơ địa nên có thể khắc phục tình trạng khí huyết hư và ngăn ngừa hậu quả của khí huyết hư gây ra cho sức khỏe (kiệt sức, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt).

Viên Suy Nhược Ngự Mật Phương là sản phẩm bổ khí huyết dẫn đầu trên thị trường đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người cần bồi bổ khí huyết:

  • Khắc phục triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt hay vã mồ hôi.
  • Điều chỉnh chức năng của tạng phủ về hoạt động bình thường.
  • Nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể.

Toàn bộ thành phần của sản phẩm đặc biệt an toàn cho sức khỏe, đạt các tiêu chuẩn khắt khe về GACP, GSP, GCP… theo quy định của Bộ Y tế.

Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.

viên suy nhược tăng cường khí huyết

2. Sử dụng Hoạt huyết Ngự y mật phương

Người bị khí huyết kém có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp Viên suy nhược với Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương để tăng cường hiệu quả bồi bổ khí huyết, giảm tình trạng huyết hư, ứ trệ và tăng cường mạnh mẽ lưu thông tuần hoàn máu cho cơ thể. Đây cũng là một sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất đã được nghiên cứu cho hiệu quả cao trong các trường hợp khí huyết hư, cơ thể mệt mỏi và mắc nhiều bệnh do giảm lưu thông tuần hoàn máu như (đau nhức đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình...).

2. Vận dụng bài thuốc bổ máu lưu thông khí huyết

Các thảo dược trong tự nhiên khi được phối hợp hài hòa sẽ tạo nên bài thuốc bổ dưỡng cho cơ thể. Đối với người có nhu cầu bổ khuyết, nâng cao thể trạng hãy vận dụng phương thuốc dưới đây:

2.1. Bài thuốc Quy tỳ thang

Bài thuốc Quy tỳ thang đã được Hải Thượng Lãn Ông đánh giá là có tác dụng bồi bổ khí huyết, trị được nhiều bệnh. Bài thuốc có thể giúp cải thiện được các bệnh liên quan đến tạng tâm (chính là tim mạch và hệ tuần hoàn, tâm chủ thần minh) và tạng tỳ (tức là tiêu hóa).

Bài thuốc Quy tỳ thang có tác dụng gia tăng khí huyết trong một số trường hợp như: Suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, chán ăn, hay mất ngủ, suy giảm trí nhớ, xuất huyết dưới da, rối loạn kinh nguyệt.

Thuốc Quy tỳ thang sử dụng các nguyên liệu gồm: nhân sâm, long nhãn, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, phục linh, cam thảo, viễn chí, mộc hương, hắc táo nhân, nhục quế.

Cách sắc uống bài thuốc này như sau:

  • Các vị thuốc được rửa sơ qua để khô nước sau đó xếp vào ấm sắc kèm 1l nước.
  • Đun hỗn hợp nguyên liệu này trong khoảng 30 phút cho đến khi nước cô đặc lại.
  • Mỗi ngày uống 3 lần, kiên trì trong khoảng 2-3 tháng thì sức khỏe cơ thể được cải thiện thấy rõ.

bài thuốc bồi bồ khí huyết

2.2. Bài thuốc bát trân thang

Bát trân thang là bài thuốc mang lại nhiều tác dụng cho người khí huyết hư, suy nhược cơ thể. Các nguyên liệu có trong bài thuốc có tác dụng ích khí và bổ khí huyết, giúp tăng cường thể trạng cho người bệnh.

Bát trân thang có thể được sử dụng trong các trường hợp như sau:

  • Người huyết áp thấp, thiếu máu, suy nhược cơ thể.
  • Người thường xuyên mệt mỏi, ăn uống khó tiêu, nói hay bị hụt hơi.
  • Hoa mắt chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc trắng bệch.
  • Da dẻ khô sạm, tóc thưa và dễ gãy.
  • Khắc phục chứng kinh nguyệt không đều và hiện tượng đau lưng - đau bụng khi hành kinh.

Bát trân thang dùng vị thuốc: phục linh, bạch truật, đẳng sâm, lộ thảo, bạch chỉ, xuyên khung, mẫu đơn trắng, thục địa.

Cách chế biến bài thuốc này như sau:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, cho chúng vào nồi đất và thêm khoảng 1 lít nước.
  • Đặt nồi lên bếp đun cho đến khi sôi đều thì canh trên bếp khoảng 5 - 10 phút thì tắt bếp.
  • Mỗi thang thuốc, bạn có thể sắc thành 3 lần, chia thành 3 lần uống.

bài thuốc bất trân thang

2.3. Bài thuốc Ngải phụ noãn cung hoàn

Bài thuốc Ngải phụ noãn cung hoàn được dành riêng cho phụ nữ khí huyết suy nhược với các biểu hiện như: kinh nguyệt thất thường, đau bụng kinh, khó có khả năng mang thai, chán ăn, người mệt mỏi, đau nhức chân tay.

Bài thuốc Ngải phụ noãn cung hoàn có tác dụng giữ ấm vùng tử cung, điều hòa kinh nguyệt ổn định và tăng khả năng thụ thai cho người phụ nữ. Các chị em nào đang có ý định mang thai hoặc nhiều năm rồi không có thai thì có thể sử dụng bài thuốc này.

Ngải phụ noãn cung hoàn lựa chọn các vị thuốc gồm: Bạch thược, đương quy, thục địa, ngải cứu, hương phụ, xuyên khung.

Bài thuốc bổ khí huyết được thực hiện như sau:

  • Các vị thuốc rửa qua với nước, để khô sau đó cho vào chảo để sao vàng.
  • Cho các thành phần này vào ấm sắc, thêm khoảng 1 lít nước hoặc với một lượng phù hợp.
  • Khi quan sát thấy nồi thuốc sôi đều thì đun thêm 5 - 10 phút rồi tắt bếp.
  • Để nguội và rót ra bát uống.

2.4. Bài thuốc thập toàn bổ chính thang

Thêm một bài thuốc khác trong Y học Cổ truyền cũng có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng và giúp người bệnh khỏe mạnh hơn đó là bài thuốc Thập toàn bổ chính thang.

Bài thuốc Thập toàn bổ chính thang có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, khắc phục triệu chứng ra mồ hôi lạnh, đau lưng, nhức mỏi cơ, tổn thương tạng phủ…

Thành phần của bài thuốc bao gồm: Hoàng kỳ, nhân sâm, bạch truật, đỗ trọng, đại táo, bạch linh, nhục quế, táo nhân, đương quy.

Tương tự như cách sắc của các bài thuốc nêu trên: Bạn sắc mỗi thang với khoảng 1 lít nước, mỗi thang sắc thành 3 lần và uống được trong khoảng 3 lần.

bài thuốc bổ máu lưu thông khí huyết

2.5. Bài thuốc Đương quy tửu

Bài thuốc Đương quy tửu có nhiệm vụ lưu thông khí huyết và máu, tốt cho hệ tiêu hóa cùng tim mạch. Các thảo dược có trong bài thuốc Đương quy tửu bao gồm: Đương quy, thục địa, xuyên khung, đẳng sâm, bạch thược, hoàng kỳ, cam thảo, phục linh.

Cách sắc thuốc tiến hành tương tự với các bài thuốc phía trên tuy nhiên người bị huyết áp cao nên tránh xa bài thuốc Đương quy tửu.

3. Sử dụng thực phẩm bổ khí huyết

Ngoài dùng viên uống suy nhược hoặc sử dụng vị thuốc Đông Y đã thì bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm nâng cao khí huyết như:

  • Hải sản: Đặc điểm nổi trội của hải sản đó là có chứa thành phần sắt với hàm lượng cao, giúp phòng ngừa thiếu máu và tăng cường khả năng tạo máu. Đặc biệt, một số loại hải sản như hàu, cá hồi, cá thu, tôm biển, cua biển sở hữu lượng axit amin cao giúp cải thiện thể trạng.
  • Cà rốt: Đây là loại thực phẩm có chứa hàm lượng beta-carotene ở mức cao, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn sự phát triển các gốc tự do, bổ huyết và giúp nâng cao thể chất cho cơ thể.
  • Các loại rau màu xanh đậm: Ví dụ như rau ngót, súp lơ xanh, rau dền, rau cần tây… đều tốt cho quá trình tạo máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Nhân sâm: Là nguyên liệu quý giá trong tự nhiên với khả năng lưu thông khí huyết, tăng cường sinh lực, cải thiện sức khỏe cho người vừa ốm dậy hoặc vừa trải qua phẫu thuật.
  • Các loại hạt: Bao gồm hạt đậu, hạt vừng, lạc… là những loại hạt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp nâng cao khí huyết và tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu.

thực phẩm bồi bổ khí huyết

4. Tích cực dùng món ăn bổ khí huyết

Một số thực phẩm khi kết hợp cùng với nhau sẽ tạo thành các loại món ăn dùng để cải thiện khí huyết, cải thiện tình trạng sức khỏe yếu, suy nhược cơ thể.

4.1. Canh mộc nhĩ, táo đỏ, thịt gà bổ khí huyết

Đây là món ăn rất tốt cho người gầy yếu, đặc biệt người mất nhiều máu sau phẫu thuật hoặc phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy cùng chúng tôi bắt tay vào thực hiện món ăn này nhé:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Thịt gà mái, mộc nhĩ, táo tàu, dầu vững, magi.
  • Thịt gà làm sạch sẽ sau đó dùng dao chia thành từng miếng vừa miệng ăn.
  • Ngâm mộc nhĩ vào nước sạch, sau đó rửa vài lần, thái nhỏ mộc nhĩ còn táo đỏ rửa sạch.
  • Đổ nước vào nồi đất, tiếp tục thêm thịt gà, táo đỏ và mộc nhĩ vào hầm chung với nhau.
  • Quan sát thịt gà chín mềm thì điều chỉnh gia vị phù hợp rồi tắt bếp.
  • Hằng tuần người bệnh nên sử dụng từ 1 - 2 lần để có sức khỏe tốt nhé.

4.2. Gà hầm linh chi lưu thông khí huyết

Gà hầm linh chi là món ăn bổ dưỡng dành cho người bị suy nhược cơ thể, đặc biệt là phụ nữ sau sinh nở và người già có khí huyết kém.

Cách chế biến món ăn bồi bổ khí huyết như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 con gà ta, nấm linh chi, hạt sen, nhãn nhục, đẳng sâm.
  • Gà khử tanh bằng gừng, rượu rồi chặt thịt gà thành từng miếng nhỏ.
  • Hạt sen, nhãn nhục, đẳng sâm rửa sạch còn nấm linh chi thái nhỏ.
  • Cho các nguyên liệu như đã nêu trên vào nồi hầm trong thời gian khoảng 45 phút. Đến khi thấy gà chín nhừ thì cho nhỏ lửa và thêm chút gia vị.

món ăn bồi bồi khí huyết

4.3. Đương quy cùng hoàng kỳ hầm gà đen

Sự kết hợp giữa gà đen, đương quy và hoàng kỳ có tác dụng chữa chứng huyết hư, hạn chế suy nhược cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho người ốm yếu.

Cách chế biến món ăn này như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Gà đen, hoàng kỳ, đương quy, phục linh, gia vị.
  • Rửa sạch gà đen bằng rượu sau đó cho đương quy, hoàng kỳ và phục linh rửa sạch rồi nhồi vào bụng con gà.
  • Dùng chỉ khâu để cố định bụng gà, sau đó cho gà vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ.
  • Nấu thịt gà chín mềm rồi cân đối gia vị cho vừa ăn.

III - Chú ý khi bồi bổ khí huyết cho cơ thể

Khi sử dụng bài thuốc trong Đông Y và các loại thực phẩm để cải thiện khí huyết cơ thể, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc, cần được thăm khám sức khỏe để biết rằng tình trạng sức khỏe có phù hợp để dùng bài thuốc hay không. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thành phần có trong bài thuốc để an toàn cho cơ thể.
  • Nếu kết hợp sử dụng thuốc Đông Y và Tây Y trong việc cải thiện khí huyết thì cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh sự tương tác, làm giảm tác dụng của nhau của các loại thuốc này.
  • Không phụ thuộc nhiều vào thuốc Đông Y, không được phép tăng hoặc giảm cạc vị thuốc nếu chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc Đông Y, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần tạm dừng uống thuốc ngay và báo cho các bác sĩ điều trị.
  • Trước khi chế biến các loại món ăn bạn cần lựa chọn thực phẩm có chất lượng tốt, không có chất độc hại và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chế biến các món ăn nhất là khi người bệnh đang có sức khỏe yếu. Vấn đề vệ sinh trong khâu chế biến để tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khiến cho tình trạng khí huyết hư trở nên nghiêm trọng.

Trên đây là toàn bộ cách bồi bổ khí huyết tăng cường thể lực giúp bạn có sức khỏe tốt để sẵn sàng làm việc và tham gia nhiều hoạt động trong cuộc sống. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này và áp dụng đúng các biện pháp để mạnh khỏe hơn nhé.

DS. Khánh Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại