Thứ sáu, 29/03/2024 | 22:01
RSS

Bố giết chết con trai tự kỷ gây chấn động nước Mỹ

Thứ hai, 09/04/2018, 09:47 (GMT+7)

Vụ việc bố giết con trai 5 tuổi mắc bệnh tự kỷ đã gây chấn động nước Mỹ vì sự nhẫn tâm của ông bố này.

Joseph Ray Daniels, một công dân Tennessee 28 tuổi, ngày 5/4 đã thông báo với cảnh sát hạt Dickson tại tiểu bang này việc cậu con trai 5 tuổi mắc bệnh tự kỷ Joe Clyde Daniels bị mất tích.

Thông báo khẩn cấp tìm trẻ lạc và một cuộc tìm kiếm qui mô lớn ngay lập tức được tiến hành. Cảnh sát và cơ quan điều tra liên bang (FBI) tại Tennessee đã huy động máy bay trực thăng và các thiết bị nghiệp vụ để tìm kiếm Joe Clyde. Hơn 250 tình nguyện viên cũng tham gia cuộc tìm kiếm này.

Tuy nhiên, Cảnh sát trưởng hạt Dickson Jeff Bledsoe ngày 7/4 cho biết sau 3 ngày tìm kiếm, lực lượng thực thi pháp luật đã phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường xung quanh ngôi nhà gia đình Daniels, và bước đầu kết luận đây là một vụ giết người có chủ ý. Sau đó, lệnh bắt khẩn cấp người bố Joseph Ray Daniels được đưa ra.

con trai tự kỷ
Bố giết con trai 5 tuổi mắc bệnh tự kỷ rồi giấu xác phi tang. Ảnh: Fox News

Kênh truyền hình CNN dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết FBI kết luận chính Joseph đã ra tay giết hại cậu con trai 5 tuổi của mình trong khoảng thời gian từ ngày 3-4/4 rồi giấu xác phi tang. Hung thủ sau đó đã nhận tội. CNN và cảnh sát cho hay nạn nhân Joe Clyde Daniels mắc chứng bệnh tự kỷ và rất hạn chế về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Trẻ em trong xã hội Mỹ ngày càng tăng về tỷ lệ. Một báo cáo cho biết cứ 68 trẻ ở Hoa Kỳ, lại có một trẻ mắc bệnh tự kỷ.

Một trong số các nhà nghiên cứu, nhà nghiên cứu bệnh dịch học Wei Bao đến từ Đại học Iowa cho biết: “Tự kỷ giờ không còn là bệnh hiếm nữa”.

“Nó không hiếm đến mức trong 1.000 người mới có 1 người bị bệnh như vào thời kì những năm 1970 và 1980. Với số liệu này, giờ chúng ta có thể thấy cứ 41 người thì sẽ có 1 người bị tự kỷ. Tỉ lệ mắc bệnh tự kỉ hiện nay cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây”.

Trên thực tế, định nghĩa về chứng tự kỷ đã thay đổi hàng chục năm qua khi các bác sĩ cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó. Với tỉ lệ di truyền cao, có vẻ như nguyên nhân gây bệnh phần nào đó nằm ở gen.

Một vấn đề của việc nhận thức bệnh tử kỷ bắt nguồn như thế nào nằm ở chỗ những biểu hiện của nó – ví như những khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội – không xuất hiện cho đến tận năm 2, 3 tuổi.


Xem thêm: Công an khám nhà cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN