Từ 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn trong số 9 môn, gồm Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật Tin học, công nghệ
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025
Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, Ngữ văn là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận với 2 phần chính Đọc hiểu (4 điểm) và Viết (6 điểm), thời gian làm bài 120 phút.
Với các môn còn lại, hình thức thi là trắc nghiệm với ba phần. Số lượng câu hỏi từng phần của các môn khác nhau. Phần I gồm các câu hỏi với 4 phương án, yêu cầu thí sinh chọn một đáp án đúng. Thí sinh được 0,25 điểm nếu làm đúng mỗi câu. Phần II gồm các câu hỏi chọn đáp án đúng/sai. Chọn chính xác, thí sinh sẽ được 0,1 điểm một câu, 0,25 điểm nếu đúng hai câu, 0,5 và 1 điểm nếu làm đúng 3 và 4 câu. Phần III gồm các câu dạng trả lời ngắn, yêu cầu thí sinh tô chọn đáp án. Với môn Toán, mỗi câu đúng, thí sinh được 0,5 điểm, các môn khác là 0,25 điểm. Tổng điểm tối đa toàn bài thi trắc nghiệm là 10.
Trước đó, vào tháng 12/2023, Bộ GD&ĐT đã công bố đề minh hoạ 17 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Đề minh họa theo cấu trúc định dạng mới được Bộ GD&ĐT thử nghiệm tại các tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Gia Lai, Thái Nguyên với khoảng gần 5.000 học sinh tham gia.
Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp. Ngoài ra, kỳ thi giữ ổn định hình thức thi trên giấy đến năm 2030, sau năm 2030 sẽ thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm.