Không cọ sát kim loại vào lòng chảo
Không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn. Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng rán trực tiếp trên chảo chống dính. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm.
Rửa chảo ngay khi còn nóng bằng muối và nước ấm
Bạn nên rửa chảo hoặc ngâm chảo vào nước ngay sau khi nấu. Nếu bạn để chảo nguội, thức ăn sẽ khô dính vào bề mặt chảo, rất khó để làm sạch.
Dùng muối và nước nóng để chà xát chảo sẽ làm sạch phần thức ăn dính mà không gây hại cho chảo. Hãy áp dụng phương pháp này trước khi sử dụng các loại xà phòng tẩy rửa do các loại hóa chất làm sạch có thể khiến chảo của bạn bị ăn mòn và mất đi lớp bảo vệ.
Cho dầu ăn vào chảo trước khi bật bếp
Khi nấu bằng các loại chảo bình thường, các bà nội trợ hay để chảo nóng lên rồi mới đổ dầu vào. Nhưng với chảo chống dính, tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu.
Vì với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài sẽ giúp chảo chống dính nhanh nóng hơn các chảo bình thường, nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.
Sấy chảo 2 lần/năm
Việc sấy chảo sẽ giúp loại bỏ lớp phủ để bảo quản chảo trong quá trình vận chuyển, đồng thời làm tăng tuổi thọ cho chảo, tránh chảo bị gỉ sét. Ngoài ra, các bước sấy chảo dưới đây cũng sẽ cung cấp một lớp màng mỏng chống dính cho chảo.
Để sấy chảo, đầu tiên bạn cần cọ rửa chảo thật sạch. Sau khi rửa sạch và dùng khăn mềm lau chảo, đặt chảo lên trên bếp để làm nóng và làm khô chảo hoàn toàn. Công đoạn này sẽ loại bỏ hoàn toàn độ ẩm dư thừa và là bước quan trọng tránh chảo bị gỉ.
Sau đó, bạn đổ một ít dầu vào chảo và dùng khăn giấy lau ra khắp toàn bộ mặt chảo cho đến khi dầu thấm đủ và khiến bề mặt gang bóng lên. Cuối cùng nhưng quan trọng nhất là bước sấy chảo ở nhiệt độ cao.
Ở bước này, bạn cần dùng lò nướng ở mức nhiệt cao nhất để khiến dầu ngấm sâu vào bề mặt gang. Bạn nên quay chảo trong lò khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
Trên thị trường có khá nhiều loại chảo chống dính bằng sơn tĩnh điện, men sứ, ceramic cách nhiệt, hợp kim allumium. Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà các loại chảo có thể chịu được mức nhiệt độ khác nhau. Ở nhiệt độ cao, chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư
Vì vậy, nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ khi dùng chảo, không nên dùng để nướng, thắng đường hay rang thịt cháy cạnh. Nếu không xác định được nhiệt độ, tốt nhất nên để lửa cháy trong phạm vi đáy chảo, nếu lửa cao lên đến thành chảo dễ làm hư chảo và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.