Thứ sáu, 19/04/2024 | 16:56
RSS

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không, phác đồ điều trị thế nào?

Thứ bảy, 08/01/2022, 12:24 (GMT+7)

Ai cũng biết viêm gan B là căn bệnh phổ biến nhưng bệnh viêm gan B có nguy hiểm không thì ít người hiểu rõ. Tìm hiểu sự nguy hiểm của căn bệnh này để điều trị và phòng ngừa.

bệnh viêm gan b có nguy hiểm không

Bệnh viêm gan B phổ biến toàn cầu

Sự khác biệt giữa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C

Viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C là những bệnh nhiễm trùng gan do ba loại virus khác nhau gây ra.

Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng trong thời gian ngắn. Viêm gan B và viêm gan C cũng có thể bắt đầu như những bệnh nhiễm trùng trong thời gian ngắn, nhưng ở một số người, virus vẫn tồn tại trong cơ thể và chuyển thành bệnh mạn tính.

Có vaccine phòng bệnh viêm gan A và viêm gan B, tuy nhiên, chưa có vaccine phòng bệnh viêm gan C.

Hiểu rõ về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh viêm gan do virus viêm gan B gây ra. Một số người bị viêm gan B chỉ bị bệnh trong vài tuần (được gọi là nhiễm trùng cấp tính), nhưng nhiều trường hợp khác lại tiến triển thành viêm gan B mạn tính.

bệnh viêm gan b có nguy hiểm không
Viêm gan B là một bệnh viêm gan do virus viêm gan B gây ra

Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính là xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus viêm gan B. Một số người bị viêm gan B cấp tính hoàn toàn không có triệu chứng hoặc chỉ bị triệu chứng nhẹ. Tuy vậy, vẫn có người xuất hiện triệu chứng nặng.

Hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi và những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (như hệ thống miễn dịch bị tổn hại) không có triệu chứng khi bị viêm gan B cấp tính. Một nửa số trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên và người lớn xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính.

Các triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Nước tiểu đậm
  • Đi tiêu màu đất sét
  • Đau khớp
  • Vàng da (màu vàng ở da hoặc mắt)

Trung bình 3 tháng, nhưng cũng có thể là 8 tuần đến 5 tháng sau khi nhiễm virus, các triệu chứng sẽ xuất hiện. Chúng thường kéo dài vài tuần, nhưng một số người có thể cảm thấy bệnh kéo dài đến 6 tháng.

Viêm gan B mạn tính

Virus gây viêm gan B có thể tồn tại suốt đời và chuyển thành bệnh mạn tính.

Tuổi tác đóng một vai trò quan trọng trong việc liệu bệnh viêm gan B có trở thành mạn tính hay không. Người càng trẻ tuổi khi bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng phát triển thành mạn tính càng cao. Khoảng 9 trong số 10 trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng mạn tính kéo dài suốt đời. Nguy cơ giảm dần khi trẻ lớn hơn. Khoảng 1/3 trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B trước 6 tuổi sẽ phát triển thành viêm gan B mạn tính. Ngược lại, hầu hết trẻ trên 6 tuổi và người lớn bị nhiễm virus viêm gan B đều bình phục hoàn toàn và không tiến triển thành mạn tính.

Trên thế giới hiện nay uớc tính có khoảng 257 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B.

Hầu hết những người bị viêm gan B mạn tính không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu các triệu chứng xuất hiện, chúng tương tự như các triệu chứng của viêm gan B cấp tính.

Khoảng 25% người bị nhiễm bệnh mạn tính trong thời thơ ấu và khoảng 15% những người bị nhiễm bệnh mạn tính khi trưởng thành bị tiến triển các bệnh gan nghiêm trọng hơn như xơ gan hoặc ung thư gan.

bệnh viêm gan b có nguy hiểm không
Viêm gan B có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?

Để giải đáp được thắc mắc này, trước hết cần biết về con đường lây truyền của bệnh viêm gan B và các biến chứng của bệnh.

Con đường lây truyền viêm gan B

Viêm gan B lây lan khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch cơ thể khác bị nhiễm virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể của người không bị nhiễm bệnh. Mọi người có thể bị nhiễm virus từ:

  • Sinh nở (lây từ mẹ bị nhiễm bệnh sang con trong khi sinh)
  • Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh
  • Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ pha chế thuốc
  • Dùng chung các vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc thiết bị y tế (như máy đo đường huyết) với người bị bệnh
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết loét hở của người bị bệnh
  • Tiếp xúc với máu của người bệnh qua kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác

Viêm gan B không lây lan qua thức ăn hoặc nước uống, dùng chung dụng cụ ăn uống, cho con bú, ôm, hôn, nắm tay, ho hoặc hắt hơi.

Điều nguy hiểm là một người có thể bị lây virus viêm gan B mà không hề hay biết, không có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây virus cho người khác. Ngoài ra, virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong thời gian đó, virus vẫn có khả năng gây nhiễm trùng.

Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm gan B, nhưng những đối tượng này có nguy cơ cao hơn:

  • Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm bệnh
  • Những người tiêm chích ma tuý hoặc dùng chung kim tiêm, ống tiêm và các loại thiết bị khác
  • Những người sống chung với người bị viêm gan B
  • Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Biến chứng của bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành bệnh nghiêm trọng dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm:

  • Bệnh xơ gan
  • Ung thư gan
  • Suy gan
  • Viêm cầu thận
  • Tăng áp tĩnh mạch cửa
  • Bệnh não gan
  • Đồng nhiễm virus

Có thể phòng ngừa bệnh viêm gan B được không?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm gan B là tiêm vaccine. Tiêm phòng viêm gan B được khuyến cáo cho:

  • Tất cả trẻ sơ sinh
  • Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm chủng
  • Những người có nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ tình dục
  • Những người có người yêu/vợ/chồng bị viêm gan B
  • Nam quan hệ tình dục đồng giới
  • Những người có nguy cơ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với máu
  • Những người tiêm chích ma tuý
  • Những người sống chung với người bị viêm gan B
  • Nhân viên chăm sóc sức khỏe
  • Những người phải chạy thận nhân tạo
  • Những người mắc bệnh tiểu đường
  • Những người bị nhiễm virus viêm gan C
  • Người bị bệnh gan mạn tính
  • Người nhiễm HIV

Có thể tiêm vaccine viêm gan B cùng lúc với các loại vaccine khác, không gây hại gì.

Phác đồ điều trị bệnh viêm gan B

Điều trị viêm gan B cấp tính

Không có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B. Những người có các triệu chứng nghiêm trọng có thể cần phải nhập viện điều trị. Đối với những người có các triệu chứng nhẹ, có thể chỉ cần ở nhà nghỉ ngơi và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết
  • Hạn chế chất béo, giảm muối, kiêng rượu bia và tránh các thuốc chuyển hóa qua gan
  • Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi, thải lọc các chất độc hại
  • Tập thể dục điều độ để tăng cường sức khỏe tổng thể
  • Có thể kết hợp dùng thuốc gan Đông y thế hệ 2 để bổ gan, giải độc và tái tạo gan.

bệnh viêm gan b có nguy hiểm không
Người bị viêm gan B nên ăn nhiều rau củ quả

Điều trị viêm gan B mạn tính

Không phải người bệnh viêm gan B mạn tính nào cũng cần dùng thuốc. Nếu cần dùng thuốc, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B, kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

  • Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B

Điều trị bằng thuốc kháng virus là quá trình điều trị lâu dài, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh tạo ra các chủng virus đề kháng thuốc.

Tenofovir (TDF) 300mg/ngày hoặc Entecavir (ETV) 0,5mg/ngày.

Lamivudin (LAM) 100mg/ngày sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù hoặc phụ nữ mang thai.

Adefovir (ADV) được dùng phối hợp với Lamivudine khi có tình trạng kháng thuốc.

  • Thuốc tiêm interferon

Thuốc có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập. Hiện nay có 2 loại thuốc tiêm là Interferon alpha tiêm dưới da 3-5 lần/tuần; Peg-interferon alpha tiêm dưới da 1 lần/tuần.

Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 6-12 tháng. Người bệnh cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc để xử trí kịp thời.

  • Sử dụng thuốc bổ gan Đông y

Đông y có nhiều bài thuốc giúp bổ gan, tiêu độc, tăng cường chức năng gan. Kết hợp dùng thuốc bổ gan sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm gan, cải thiện chức năng gan hiệu quả.

bệnh viêm gan b có nguy hiểm không
Đông y có nhiều bài thuốc bổ gan, tăng cường chức năng gan

Thuốc gan Đông y thế hệ 2 – bổ gan, giải độc, tái tạo gan

Một trong những bài thuốc trị bệnh gan hiệu quả vượt trội được đông đảo người bệnh tin tưởng là bài nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2 dành cho các trường hợp viêm gan B cấp và mạn tính với các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan; bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.

Thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu lo lắng bệnh viêm gan B có nguy hiểm không, người bệnh có thể tham khảo sử dụng, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt để sớm cải thiện chức năng gan.

TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN

bệnh viêm gan b có nguy hiểm khôngSản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP- WHO.

Điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan với các dấu hiệu:

Ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn

Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay

Nóng trong, mụn nhọt

Tonka nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại