Viêm gan B lây qua đường nào là thắc mắc của nhiều người
Viêm gan B có lây không?
Theo các chuyên gia, viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan nhanh gấp 100 lần so với bệnh HIV do virus viêm gan B (HBV) có khả năng sống mạnh mẽ trong điều kiện bình thường.
Nếu như virus HIV không thể tồn tại lâu và không có khả năng lây nhiễm khi đã ra ngoài cơ thể, thì virus HBV vẫn có thể sống được 1 tháng, và vẫn có thể lây nhiễm bệnh sang cho người khác. Đặc biệt, phải đun sôi chúng ở nhiệt độ 100 độ C liên tục trong 30 phút mới có thể tiêu diệt được virus nguy hiểm này.
Ngoài ra, một phần nguyên nhân khiến tốc độ lây lan của virus viêm gan B nhanh đó là do chính bản thân người mắc bệnh cũng không biết mình đang bị nhiễm.
Virus viêm gan B lây qua đường nào?
Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm đến con đường lây nhiễm của viêm gan B có giống với con đường lây nhiễm của viêm gan A, E hay không, hoặc viêm gan B lây qua đường nước bọt không? Câu trả lời là không.
Nếu như virus viêm gan A, E có thể lây qua đường nước bọt, qua việc dùng chung bát đũa có dính nước bọt của người nhiễm virus viêm gan A, E thì viêm gan B lại không lây qua đường này. Virus viêm gan B chỉ lây qua 3 con đường chính đó là lây qua đường máu, qua đường tình dục và từ mẹ truyền sang con. Cụ thể:
Một số trường hợp có thể nhiễm virus viêm gan B qua đường máu là:
Dùng chung bàn chải đánh răng có thể bị nhiễm virus viêm gan B
Virus viêm gan B cũng có khả năng lây qua đường tình dục nếu như việc sinh hoạt tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Ngay cả khi bạn đã tiêm phòng vắc xin viêm gan B, bạn cũng không nên quá chủ quan, phụ thuộc vào hiệu quả bảo vệ của vắc xin vì vẫn có những trường hợp đã tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus HBV qua đường tình dục.
Theo thống kê, có đến 10% phụ nữ trên thế giới phát hiện ra mình nhiễm virus viêm gan B khi đang mang thai và có đến 90% trẻ em sinh ra có khả năng bị nhiễm HBV do tiếp xúc với chất dịch trong cơ thể người mẹ.
Thông thường, quá trình lây nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ sang con sẽ phát sinh trong giai đoạn chu sinh - bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến những tháng đầu kể từ lúc trẻ chào đời. Ở giai đoạn này, mức độ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là:
Ngoài ra, nếu đầu vú của mẹ có vết thương hở và chảy máu cũng có thể làm tăng yếu tố lây nhiễm virus HBV.
Đây là một trong những hình thức lây lan nghiêm trọng nhất, gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cả gia đình qua nhiều thế hệ.
Virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để virus viêm gan B. Vì vậy, các tổ chức y tế thường khuyên người bệnh cần có ý thức phòng ngừa lây nhiễm virus HBV cho người khác, cũng như người chưa bị nhiễm cần có ý thức chủ động phòng tránh.
Hiện tại, tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm viêm gan B, giúp thúc đẩy sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể trước virus HBV lên tới hơn 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu hàm lượng kháng thể kháng virus sản sinh sau tiêm phòng lớn hơn 1.000 IU/l.
Với trường hợp người mẹ có nhiễm virus viêm gan B, để tránh con bị lây nhiễm trong vòng 12 tiếng sau khi sinh, bác sĩ sẽ tiêm chủng phòng ngừa liều đầu tiên cho trẻ. Sau khoảng 1-2 tháng tuổi, bé sẽ được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B liều thứ 2 và đến khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ được tiêm liều thứ 3 và cho hiệu quả cao lên tới 95%.
Đối với người lớn, nếu chưa nhiễm virus viêm gan B thì chỉ cần tiêm 3 mũi là có thể phòng tránh lây bệnh.
Bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin, người bệnh cũng như người thân trong gia đình cần chú ý thực hiện các biện pháp an toàn như:
Nếu trong trường hợp đã nhiễm virus HBV, người bệnh nên thăm khám, điều trị và theo dõi theo sự hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh kịp thời các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất phòng tránh viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, các phác đồ điều trị hiện tại chủ yếu giúp ngăn ngừa sự nhân lên của virus HBV, giảm nguy cơ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Vì vậy người bệnh thường phải điều trị kéo dài, và phải chấp nhận sống chung với virus HBV cả đời.
Một trong số các phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng đó là sử dụng thuốc Đông y kết hợp thuốc Tây khi điều trị, trong đó tiêu biểu là thuốc Đông y thế hệ 2 bí truyền. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO giúp nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết, hỗ trợ điều trị viêm gan B, cải thiện chức năng gan và giúp tái tạo tế bào gan hiệu quả.
Thuốc Đông y thế hệ 2 cũng đã được nghiên cứu lâm sàng cho hiệu quả tương đương với thuốc điều trị bệnh gan Silymarin và đã được Bộ Y tế nghiệm thu.
TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GANSản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP- WHO. Điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan với các dấu hiệu: Ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn; Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay; Nóng trong, mụn nhọt Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0479/2017/XNQC-QLD Số đăng ký thuốc: VD-24529-16 Tham khảo thêm tại website: https://nhatnhat.com/tonka.html |