Chủ nhật, 19/01/2025 | 07:00
RSS

Bé 4 tuổi ăn vào là nôn ra máu, mẹ dừng ngay việc này nếu không sẽ ân hận cả đời

Thứ năm, 02/03/2017, 12:05 (GMT+7)

Hiện nay, do trẻ biếng ăn, lười nhai nên rất nhiều mẹ đã chủ động cho con ăn cơm nhai vì nghĩ rằng làm như thế con sẽ dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Nhai cơm cho con ăn

Mới đây, trên mạng xã hội các mẹ hay nhắc đến một trường hợp bé 4 tuổi đã nôn ra máu sau khi ăn cơm mà nguyên nhân là do thói quen chăm sóc không đúng cách của bố mẹ. Theo thông tin chia sẻ, buổi tối sau khi được bà nội đút cho ăn xong thì bé đi vào nhà vệ sinh để rửa chân tay và lau miệng. Tuy nhiên, vừa vào đến nhà vệ sinh thì bé nôn ào ra toàn máu tươi.

Ngay sau đó, em bé được mẹ đưa vào bệnh viện. Kết quả cho thấy bé bị loét dạ dày, để lâu thành ra xuất huyết. Điều này khiến bố mẹ của bé hết sức ngạc nhiên vì bé còn quá nhỏ, chỉ ăn cháo cơm, không rượu bia nhưng lại bị dạ dày?

Rất nhiều mẹ hiện nay vẫn giữ thói quen nhai cơm cho trẻ ăn

Tại bệnh viện, các bác sĩ giả thích rằng vi khuẩn HP truyền từ người bị vi rút HP đã phát bệnh qua nên bé mới bị vậy. Còn đường truyền thì có thể là do thói quen mớm cơm, mớm đồ ăn của các bà, các mẹ mà ra cả. Nhiều bà nghĩ cháu mình nhai không kỹ, sợ cháu đau ruột nên nhai dùm, rồi mớm cho cháu ăn. Hoặc khi đang ăn gì, cháu thấy thèm, đòi ăn bằng được thì bà cũng sẵn tiện mớm luôn cho.

Tuy nhiên, cách yêu thương này lại có thể tai hại đến vậy, thậm chí còn lấy đi cả mạng sống của con, của cháu. Đơn giản vì các bệnh lây cho bé không chỉ là HP mà còn các bệnh răng miệng, viêm gan, lỵ amip,… những bệnh vốn rất nguy hiểm đối với sức đề kháng của trẻ nhỏ. Hơn nữa, để bé không tự nhai cũng khiến bé mất đi cơ hội nhai nuốt thức ăn, làm cơ hàm và vị giác không thể phát triển tốt. Khi không được nhai, tuyến nước bọt không tiết ra, bé cũng tiêu hóa kém hơn và giảm mất cảm giác thèm ăn.

Nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm

Về vấn đề này, BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “Nhai cơm cho con ăn là việc làm hết sức sai lầm. Bởi  trước tiên, thói quen cho trẻ ăn cơm nhai chắc chắn là không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, cơm nhai vô hình dung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp”.

Cũng theo bác sĩ Tiến, trẻ ăn cơm nhai sẽ rất dễ bị lây một số bệnh qua đường tiêu hóa. Đầu tiên phải kể đến là bệnh lỵ amip. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amip ở kẽ móng tay khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai, người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ khiến trẻ rất dễ nhiễm bệnh.

Con sẽ mắc bện nguy hiểm nếu mẹ tiếp tục nhau cơm cho con ăn

Ngoài ra, trẻ ăn cơm nhai cũng rất dễ lây bệnh viêm gan (lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng). “Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống. Đồng thời, trẻ cũng dễ mắc bệnh màng não cầu - là một loại song cầu khuẩn khu trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh”- BS Tiến cảnh báo.

BS Tiến khuyến cáo: không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hoá và hấp thu. 

An Biu
Theo Đời sống Plus