Cách đây mấy ngày, người hâm mộ bóng đá Việt Nam có lẽ đều phải sốc trước thông tin cầu thủ U16 “dọa xử” trợ lý HLV U16 Việt Nam Đó giống như vết mực trong công tác đào tạo trẻ được xem đang thành công của bóng đá Việt Nam.
Không chỉ riêng bóng đá mà bất kỳ môn thể thao nào khác, hay mọi lĩnh vực đều không chấp nhận một người có tài nhưng thiếu đạo đức, kém văn hóa. Huống chi cầu thủ chỉ ở độ tuổi 16 đã dám nhắn tin “dọa xử” trợ lý HLV. Điều này càng không thể chấp nhận khi câu chuyện xảy ra ở ĐTQG.
Câu chuyện buồn này khiến tôi chợt nhớ đã từng nhiều lần trò chuyện với bầu Đức về bóng đá Việt Nam. Ông bầu phố Núi thường nói Học viện Bóng đá HAGL đào tạo cầu thủ thì điều quan trọng đầu tiên là đạo đức cầu thủ. Một cầu thủ đá bóng giỏi nhưng thiếu đạo đức cũng khó trở thành ngôi sao lớn, không thể trở thành tấm gương lớn.
Bầu Đức ra ba tiêu chí độc nhất vô nhị cho lứa Công Phượng. Ảnh: Saostar
Đúng hơn, bầu Đức quan niệm rằng: Cầu thủ cần được học văn hóa trước khi đá bóng. Nếu đá bóng không giỏi thì cầu thủ vẫn có đầy đủ điều kiện trở thành công nhân tốt nhờ được cho ăn học văn hóa trước khi dạy chơi bóng.
Bầu Đức còn với tôi rằng Học viện Bóng đá HAGL có ba tiêu chí bắt buộc dành cho các cầu thủ:
Văn hóa là yếu tố đầu tiên của cầu thủ trước khi được đào tạo chơi bóng. Yếu tố thứ hai là cầu thủ cần được học tiếng Anh. Điều cuối cùng là cầu thủ được học văn hóa để tốt nghiệp Đại học. Đây là ba tiêu chí bắt buộc của Học viện Bóng đá HAGL.
Với bầu Đức, cầu thủ HAGL có thể thua nhưng không được đá láo, hành xử theo kiểu thiếu văn hóa, gọi thông thường là mất dạy. Đây cũng là từ được bầu Đức từng nói trong quá khứ khi ngao ngán với cách hành xử của một số cầu thủ Việt Nam.
Rõ ràng, một cầu thủ được ăn tập trong một môi trường bài bản, có định hướng cụ thể và quán triệt tư tưởng rạch ròi ngay từ đầu sẽ mang đến đến sự khác biệt. Quan điểm này không chỉ riêng bóng đá mà còn đúng với nhiều môi trường khác.
Nhìn xa hơn, thế hệ cầu thủ U23 đang tạo nên thành công cho bóng đá Việt Nam đang là tập hợp của những cầu thủ không chỉ tài giỏi mà có trình độ văn hóa, có chuẩn mực đạo đức khác biệt. Họ đề cao tính tập thể, xóa bỏ ranh giới hơn thua giữa các CLB để tạo nên sức mạnh đoàn kết cao nhất cho U23 Việt Nam.
Nếu các đội bóng đều có suy nghĩ từ cách đào tạo cầu thủ trẻ như bầu Đức thì tin rằng, bóng đá Việt Nam sẽ hình thành nên một phông văn hóa mới, qua đó xóa bỏ đi định kiến về bóng đá xấu, bạo lực, thiếu tôn trọng người xem trong mắt người hâm mộ.
Xem thêm: 10 Pha bóng nguy hiểm nhất trận Olympic Việt Nam và Olympic Syria, xem lại mà nổi da gà