Bất ngờ với số lượng lợn chết do dịch lở mồm long móng ở Nam Định. Ảnh Đào Bá
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định trên địa bàn tỉnh có huyện Ý Yên và Trực Ninh xuất hiện dịch lở mồm long móng. Theo đó, tổng số lợn mắc bệnh dịch là 356, trong đó chết 17 con.
Cụ thể, tại huyện Ý Yên có 4 xã có ổ dịch là: Yên Minh, Yên Lợi, Yên Tân và Yên Nghĩa. Dịch bắt đầu xuất hiện từ ngày 20/12/2018, tổng số lợn mắc bệnh là 226 con. Trong đó, xã Yên Minh xảy ra tại 10 hộ thôn Ba Thượng, số mắc bệnh là 120 con, chết 8 con. Xã Yên Lợi xảy ra 7 hộ tại thôn Đồng Quang, số mắc bệnh là 81 con, số lợn chết là 9 con. Xã Tân Yên xảy ra 4 hộ tại thôn Nguyệt Bói, số mắc bệnh là 20 con. Xã Yên Nghĩa dịch xảy ra 2 hộ thuộc thôn Nhân Nghĩa, số lợn mắc bệnh là 5 con.
Tại huyện Trực Ninh cũng có 3 xã xuất hiện dịch là: Xã Trực Đại, Liêm Hải và Trực Thuận. Dịch bắt đầu xuất hiện từ ngày 23/12/2018, tổng số lợn mắc bệnh 130 con. Cụ thể, xã Trực Đại, dịch xảy ra tại 3 hộ thuộc xóm 3, 4 và 11, tổng số mắc bệnh là 110 con. Xã Trực Đại xảy ra tại xóm 8, tổng số mắc bệnh là 5 con. Còn xã Trực Thuận xảy ra tại xóm 2 và 6, số lợn mắc bệnh là 15 con.
Ven bờ dọc sông Chảy qua cánh đồng xã Phú Nghĩa xác lợn chết được người dân vứt ra. Ảnh Infornet
Sau khi nhận được thông tin dịch, lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật Chi cục Chăn nuôi và Thú ý đã xuống làm việc với chính quyền các địa phương có lợn mắc bệnh để kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh.
Yêu cầu các xã có dịch phải thông báo tình hình dịch bệnh trên đàn lợn qua hệ thống truyền thanh của xã, hướng dẫn bà con cách phòng chống dịch bệnh, phát hiện ổ dịch mới phải báo chính quyền, cơ quan chuyên môn để lấy mẫu xác định nguyên nhân gây bệnh. Không dấu dịch, không bán chạy gia súc mắc bệnh, không vứt gia súc chết ra môi trường.
Cách ly những con chết ra khỏi môi trường để chăm sóc, điều trị. Tiêu hủy gia súc chết, gia súc ốm nặng không có khả năng phục hồi theo đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tổ chức phun hóa chất khử trùng tiêu độc tại các hộ có dịch. Rắc vôi bột trên chục đường ra vào ổ dịch và khu vực chăn nuôi. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ không cho vận chuyển gia súc mắc bệnh ra khỏi khu vực có dịch. Tạm dừng giết mổ, buôn bán lợn tại khu vực có dịch...
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại xác lợn chết được người dân không mang chôn cất mà đem vứt xuống sông khiến dịch càng lây lan, ô nhiễm nghiêm trọng.
Cụ thể, tại xã Yên Phương (Ý Yên, Nam Định), dọc sông Cầu Đen có hàng chục xác lợn chết ở ven sông bốc mùi hôi thối, nồng nặc. Những con lợn chết này là của các hộ chăn nuôi ở địa phương, xuất hiện trên sông nổi trương phềnh.
Xác lợn chết trương phềnh nổi ở sông Cầu Đen. Ảnh Đào Bá
Hay xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, (Nam Định) rất nhiều xác lợn chết được vứt dưới sông. Dọc sông Ninh Hải, đoạn chảy qua địa phận xã Nghĩa Phú, và sông Phú Lợi, đoạn chảy qua thị trấn Quỹ Nhất cũng có rất nhiều xác lợn chết lớn bé được vứt ra.
Bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết, thực tế trên địa bàn có 2 huyện ý Yên và Trực Ninh xuất hiện dịch lở mồm long móng. Ngoài ra, các huyện còn lại chưa phát hiện dịch bệnh.
Hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử cán bộ đi kiểm tra, rà soát lại tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh về tình hình dịch lở mồm long móng vá sẽ có báo cáo cụ thể.
Xem thêm: Viện phó VKS chết trong tư thế treo cổ