Từ những chiếc vỏ trai, vỏ sò tưởng chừng như bỏ đi. Chủ nhà máy sản xuất, ông Trần Ái Trung (Triết Giang - Trung Quốc) cho hay đây là nghề đã được cha ông truyền lại hơn 100 năm qua. Mỗi năm, nhà máy thu về khoảng 7 tỷ nhân dân tệ.
Ông Trần Ái Trung là một trong những nghệ nhân của làng nghề
Trải qua công đoạn chế tác trở thành những chiếc cúc áo xinh xắn trên nhiều bộ sưu tập tiền tỷ. Cơ sở này đã sản xuất hơn 100 tỷ chiếc cúc áo trong những năm qua. Tính trung bình, mỗi người dân trên thế giới sở hữu 10 chiếc cúc áo của họ.
Hầu hết sản phẩm cao cấp ở đây chủ yếu được làm thủ công một cách cầu kì kĩ lưỡng. Khách hàng đặt những mặt hàng cao cấp chủ yếu yêu cầu làm thủ công, giá thành có thể đắt hơn nhưng nó lại đáp ứng được ý tưởng trong thiết kết của họ.
Từ mô hình kinh doanh của ông Trần Ái Trung, nhiều hộ gia đình khác trong làng cũng học hỏi kinh nghiệm để mở xưởng sản xuất cúc áo từ vỏ trai, vỏ sò. Đến nay, hầu hết các hộ đều sản xuất với số lượng lớn và có thu nhập cao. Từ một ngôi làng nghèo, nơi đây trở thành làng nghề kiếm tiền tỷ được nhiều người biết đến.
Một công nhân đang chế tác vò sò
Năm 2009, tỉnh Chiết Giang công nhận công nhận kỹ thuật sản xuất cúc áo truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể. từ đó lượng hàng mà cơ sở sản xuất của ông cũng như những người khác trong làng có nhiều đơn đặt hàng hơn.
Khâu đoạn cuối cùng trước khi hoàn thành một chiếc cúc áo
Ông Trần Ái Trung dù đã ngoài 60 nhưng vẫn luôn hết lòng cho công việc. Ông cho biết để ông đã phải theo học từ khi còn rất nhỏ và trải qua nhiều khó khăn mới có được thành công như ngày hôm nay.
Mỗi chiếc cúc áo sản xuất thủ công có giá 12 tệ (40.000 đồng). Hiện tại làng nghề kiếm tiền tỷ này có hơn 100 kiểu mẫu đã được cấp bằng sáng chế. Trong cuộc họp APEC vừa qua, toàn bộ cúc áo của các nhà lãnh đạo mặc đều do họ sáng chế và sản xuất.