Thứ sáu, 18/10/2024 | 09:06
RSS

Bật mí 3 món cháo giải cảm cực dễ nấu và hữu hiệu

Thứ ba, 07/11/2023, 10:57 (GMT+7)

Cảm cúm, cảm lạnh là bệnh thường gặp lúc giao mùa. Đừng vội dùng thuốc, hãy ăn ngay 3 món cháo giải cảm để giảm triệu chứng bệnh và phục hồi nhanh hơn.

Tìm hiểu các món cháo giải cảm dễ nấu dễ ăn

Nấu cháo giải cảm cho người bị cảm

Theo quan điểm của y học cổ truyền, cảm lạnh là do phong hàn tà xâm nhập qua da lông, mũi họng mà gây bệnh. Phép điều trị nên sử dụng những vị thuốc có tính cay ấm làm khai mở mao khiếu giúp cơ thể đẩy tà khí ra ngoài được thì bệnh khỏi. 

Khi mắc cảm lạnh, cảm cúm người bệnh thường được khuyên nên ăn những món ăn mềm lỏng như cháo, súp. Trong dân gian, có 3 loại cháo phổ biến thường được dùng khi bị cảm. Cùng tham khảo dưới đây:

1. Cháo cho người bị cảm từ tía tô

Tía tô có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán phong hàn, giải uất, hóa đờm. Thông thường lá tía tô có tác dụng cho ra mồ hôi, chữa ho, chữa cảm mạo. Kết hợp tía tô với trứng giàu protein tạo nên món cháo bổ dưỡng và giải cảm rất tốt cho người bệnh.


Giải cảm hiệu quả với cháo tía tô trứng gà

Nguyên liệu:

30g lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ
50g gạo tẻ 
1 quả trứng gà 
1 củ hành tím thái nhỏ 

Cách thực hiện:

Cho gạo vào nồi nước và nấu đến khi chín mềm. Cho lòng đỏ trứng gà vào, đánh tan. Sau đó thêm tía tô, hành, gừng đã chuẩn bị vào và khuấy đều. Ăn ngay khi còn nóng.
Để cháo tía tô phát huy tác dụng, không nên nấu tía tô quá lâu trên bếp vì nấu lâu có thể làm bay mất tinh dầu có trong tía tô.

2. Cháo hành giải cảm

Hành là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian. Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng giải biểu, hòa trung, thông dương khí, dùng làm thuốc chữa sốt, cảm mạo, nhức đầu mũi ngạt.

Nguyên liệu: 

50g gạo tẻ
100g thịt băm
50g hành lá xắt nhỏ, phần củ bằm nhỏ.
Gia vị vừa đủ.

Cách chế biến:

Hành củ phi thơm với dầu ăn rồi cho thịt băm vào xào chín. Cho gạo vào nồi nước và nấu đến khi chín mềm, sau đó thêm thịt băm và hành lá vào đảo đều thêm 2 phút là hoàn thành.

Nên ăn cháo lúc còn nóng để hành tăng tác dụng giải biểu.

3. Cháo gừng 

Gừng là vị thuốc dùng trong trường hợp cảm mạo, phong hàn.


Cháo gừng giúp giải cảm hiệu quả

Nguyên liệu:

300g gạo
200g thịt heo băm nhỏ
10g gừng gọt vỏ, thái sợi mỏng
20g hành lá xắt nhỏ
2 củ hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng
Gia vị vừa đủ

Cách nấu cháo gừng giải cảm:

Hành củ phi thơm với dầu ăn rồi cho thịt băm vào xào chín. Cho gạo vào nồi nước và nấu đến khi chín mềm. Cho thịt băm vào khuấy đều cho đến khi thịt rã ra và chín đều. Thêm gia vị vừa ăn.

Cho gừng tươi đã thái nhỏ vào tô, sau đó múc cháo vào. Thêm một ít hạt tiêu, hành lá. Khi ăn trộn đều lên và ăn lúc còn nóng.

Trên đây là những món cháo giải cảm thường được áp dụng trong dân gian. Tuy nhiên, cần lưu ý, những món ăn này chỉ có tác dụng hỗ trợ phần nào, người bệnh nên kết hợp các biện pháp khác để giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh hơn. 

Các biện pháp chăm sóc, điều trị cảm 

Vệ sinh mũi sạch sẽ

Khi bị cảm, người bệnh thường bị khó chịu với tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Vì vậy, việc vệ sinh mũi giúp giảm bớt sụt sịt và giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang.

Có thể sử dụng dung dịch xịt mũi có thành phần muối và nước khoáng để xịt sạch và thông mũi.

Uống nhiều nước ấm

Khi bị cảm cúm có thể khiến cơ thể mất nước, cần uống nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể. Đồng thời khi uống nước ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng. Bạn có thể thêm mật ong hoặc gừng cùng nước ấm để đạt hiệu quả tốt hơn.


Hãy nhớ uống nước ấm khi bị cảm cúm, cảm lạnh

Xông hơi

Không khí nóng và ẩm sẽ giúp làm giảm nghẹt mũi và đau họng. Bạn hãy bật vòi hoa sen với nước nóng và ngồi trong phòng tắm vài phút để hít thở hơi nước bay lên. Hoặc dùng máy xông hơi cũng có tác dụng tương tự.

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu tràm, bạc hà hay long não… có tác dụng phòng và điều trị cảm lạnh thông thường. Dùng tinh dầu thoa vùng dưới mũi, lòng bàn chân, thái dương giúp phòng ngừa bệnh cảm rất tốt.

Dùng siro và thuốc giải cảm thảo dược

Có một số loại thảo dược có tác dụng giải cảm hiệu quả như Cát căn, Sài hồ, Bạch thược, Cát cánh, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Khương hoạt, Tía tô, Kinh giới, Tần giao, Cam thảo, Hương phụ, Phòng phong, Sinh khương… 

Kết hợp các loại thảo dược này tạo thành sản phẩm siro giải cảm và thuốc giải cảm Đông y dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản. 

Siro cảm thảo dược hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm, hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm. 

Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén có tác dụng phán tán phong hàn, dùng cho các trường hợp cảm mạo tứ thời với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ. 

Cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi bị cảm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao đều có thể sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu,tại nhà máy đạt GMP Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Cảm Nhất Nhất

 

Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng: 
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Với trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc

Chú ý: Cảm Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đánh giá, kết luận: Cảm Nhất Nhất hiệu quả và an toàn.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT

Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.

 

DS Trần Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại