Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:51
RSS

Bất chấp quy định, phòng khám 125 Thái Thịnh ngang nhiên kê TPCN vào đơn thuốc

Thứ bảy, 24/03/2018, 11:09 (GMT+7)

Sau khi khám thai cho người bệnh, bác sỹ phòng khám đa khoa 125 Thái Thịnh kê TPCN Hinew Hemo vào đơn thuốc. Mặc dù, Bộ Y tế đã có quy định nghiêm cấm hành vi này.

phòng khám 125 Thái Thịnh ngang nhiên kê TPCN vào đơn thuốc?
Phòng khám 125 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Trước thông tin phản ánh của độc giả về việc phòng khám đa khoa 125 Thái Thịnh (quận Đống Đa – TP. Hà Nội) kê thực phẩm chức năng (TPCN) tràn lan vào đơn thuốc mà không thông báo cho bệnh nhân, PV đã tiếp cận địa chỉ này để ghi nhận vụ việc.

Không khó để nhận thấy rằng thông tin phản ánh là có cơ sở, khi tại đây, PV gặp nhiều bệnh nhân đến khám thai và được kê đơn thuốc tương tự nhau.

phòng khám 125 Thái Thịnh ngang nhiên kê TPCN vào đơn thuốc?
Nhà thuốc tại phòng khám bán sản phẩm Hinew Hemo

Chị M. (quận Ba Đình) cho hay: “Bác sĩ không dặn gì cả, cũng không nói Hinew Hemo là TPCN nên tôi tưởng là thuốc cần phải có”. Không những vậy, số tiền để mua “thuốc” cũng không hề rẻ.

phòng khám 125 Thái Thịnh ngang nhiên kê TPCN vào đơn thuốc?
Bác sĩ kê đơn không nói Hinew Hemo là TPCN

Cùng cảnh ngộ, chị O. chia sẻ: “Tôi cũng đi khám thai và cũng được kê đơn thuốc tương tự, khi biết đó là TPCN mọi người rất bất ngờ vì bác sĩ không nói đó không phải là thuốc cho tôi biết”.

phòng khám 125 Thái Thịnh ngang nhiên kê TPCN vào đơn thuốc?
Hinew Hemo là TPCN giúp hỗ trợ và bổ sung sắt, Acid Folic cho bà bầu

Được biết, Hinew Hemo là TPCN giúp hỗ trợ và bổ sung sắt, Acid Folic cho bà bầu. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nhiều bà bầu đến đây khám không phân biệt được giữa thuốc và TPCN nên mông lung hiểu rằng Hinew Hemo là một loại thuốc cần phải uống.

Trả lời báo chí, ông Trần Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: “TPCN là một dạng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng tăng cường cho sức khỏe hỗ trợ cho sức khỏe để phòng người bệnh, hỗ trợ trong công tác điều trị. Ví như nhóm vitamin là hỗ trợ cho công tác điều trị. Nhưng vitamin khi ở dạng TPCN thì không phải thuốc. Với một số sản phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh hoặc sau một đợt điều trị cần phải có hướng dẫn cho đúng, gọi là kê đơn, nhưng không phải kê đơn thuốc chữa bệnh mà là kê toa tư vấn TPCN hỗ trợ điều trị”.

Điều 4, Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú cũng quy định rõ các bác sỹ, y sỹ không được kê TPCN vào đơn thuốc. Nếu vi phạm phải được xử lý theo quy định, viên chức sẽ bị xử lý theo Luật Viên chức, hành nghề tư sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thế nhưng, trên thực tế, đã có rất nhiều công ty dược lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng mà “thổi phồng” quá mức công dụng của sản phẩm trong quảng cáo. Điều này, khiến nhiều người tiêu dùng sản phẩm lầm tưởng vào tác dụng của các loại TPCN. Không những thế, nhiều y, bác sĩ vì lợi nhuận mà bất chấp tư vấn cho bệnh nhân sử dụng sản phẩm này như một loại thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV, TPCN Hinew Hemo với giá phân phối đến tay bác sĩ là 90.000 đồng, tuy nhiên tại phòng khám 125 Thái Thịnh bán ra với giá là 219.000 đồng. Vậy dấu hỏi đằng sau sự chênh lệch lớn ở đây là gì?

Một phòng khám lớn với 20 năm phát triển như phòng khám 125 Thái Thịnh mà không quản lý được việc kê đơn tràn lan? Phải chăng vì lợi nhuận, chủ phòng khám dù biết các quy định của pháp luật vẫn ngang nhiên vi phạm?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.


Xem thêm: Đông y Bà Vân bán Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng dễ ăn nhầm trái đắng

Nhóm PV
Theo Đời sống Plus/GĐVN