Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:06
RSS

Bài viết về an toàn thực phẩm: Nhức nhối thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay

Thứ ba, 10/10/2017, 15:05 (GMT+7)

Những bài viết về an toàn thực phẩm đang được toàn xã hội quan tâm. Bởi thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh trong nước.

Bài viết về an toàn thực phẩm, Thực trạng thực phẩm bẩn hiện nayNhững bài viết về an toàn thực phẩm có liên quan đến vụ 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần mới đây khiến nhiều người e ngại về thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay.

Thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay - những con số biết nói

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng tràn ngập các bài viết về an toàn thực phẩm, thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay: thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trái cây "tắm" trong hóa chất độc hại… Người tiêu dùng bị khủng hoảng niềm tin khi liên tiếp tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, thực phẩm nhập lậu.

Số liệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho thấy, trong 5 năm qua, mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu về khoảng 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật với 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chất hóa học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó, nhiều loại hóa chất cấm vẫn được nhập lậu như Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ, Wofatox, Monitos, Kelthane… là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước 81.115 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, có 7.546 cơ sở đã bị xử lý, 299 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành; 659 cơ sở có nhãn phải khắc phục; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.

Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc ghi nhận 73 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.592 người mắc, 1.483 người đi viện và 16 trường hợp tử vong.

Như vậy, có thể thấy thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay đã tới mức báo động đỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp mà còn đe dọa sức khỏe của cộng đồng. 

Bài viết về an toàn thực phẩm, Thực trạng thực phẩm bẩn hiện nayĐể chống lại vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay, liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Y tế phải cùng vào cuộc.

Ba Bộ cùng chung tay chống lại thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay

Trước thực trạng đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. Trong đó đề cập đến việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người tiêu dùng tự bảo vệ mình; ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân; tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nhất là ở cấp huyện, xã; xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm, có như vậy mới sàng lọc, giúp những cơ sở thực sự có chất lượng tồn tại và phát triển, những cơ sở thiếu ý thức, điều kiện cần thiết buộc phải dừng hoạt động. Về phía người tiêu dùng, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm; chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép đến nhà sản xuất, kinh doanh cũng như nhà quản lý nhằm đảm bảo sự ATTP cho cộng đồng. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để công nghiệp sản xuất sạch phát triển; trong đó, chú trọng phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất thịt sạch, rau sạch, phụ gia thực phẩm...bảo đảm an toàn theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, để chống lại thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay, liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Y tế phải cùng vào cuộc và sát sao hơn nữa trong việc quản lý an toàn thực phẩm.

Trước đó, trả lời phỏng  vấn báo Nhân dân, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP cho biết: "Hiện nay, hành lang pháp lý đã có hết. Nhưng cái chính là doanh nghiệp, nhà sản xuất và người dân vì ham lợi, sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ để sản xuất, tiếp tay cung ứng sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, những thực phẩm không bảo đảm an toàn chất lượng ra thị trường".

Người đứng đầu Bộ Y tế cũng cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường thực hiện việc quản lý nguồn gốc các thực phẩm ở chợ đầu mối, quản lý hàng ăn, quản lý bếp ăn tập thể, quản lý nước ăn... để bảo đảm mức độ ATTP tăng lên. Tuy nhiên việc quản lý này cũng không hề dễ dàng".

T.H
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.