Thứ bảy, 20/04/2024 | 15:14
RSS

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào?

Thứ năm, 12/07/2018, 06:50 (GMT+7)

Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai.

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì?
Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu mắc căn bệnh này

Thông thường đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) phát hiện được từ tháng 4 của thai kỳ và có thể khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần. Đạt 2 chỉ số sau đây thì chẩn đoán xác định ĐTĐTK:

Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %.

Sau 02 giờ, uống 75g đường huyết ≥ 140mg%.

Đới với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, ổn định đường huyết trong thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng.

Thực phẩm thai phụ nên ăn

Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để ổn định đường huyết. Ăn 3 bữa chính và 1-2 bữa ăn phụ.

Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường.

Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường máu: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.

Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai 6 tháng cuối thêm 350 cal/ngày. Đối với phụ nữ cho con bú thêm 550 cal/ngày.

Những loại thực phẩm nên hạn chế ăn:

Giảm ăn các thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo, trái cây ngọt, kem, chè…

Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: khô, thịt nguội, mì gói, đồ hộp…

Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, phủ tạng (gan, tim, thận).

Giảm uống rượu, bia, nước ngọt, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây ngọt.

Dưới đây là thực đơn mẫu được xây dựng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn trong 1 ngày.

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì? 2
Thực đơn được xây dựng bởi khoa Dinh dưỡng và Tiết chế - BV Từ Dũ.

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:

Năng lượng 2400 Kcal: P = 67.5g ≈ 15% năng lượng; L = 50g ≈ 25% năng lượng; G = 270g ≈ 55% năng lượng.

Chất xơ: 20-25g/ ngày.

Ăn nhạt tương đối: Natri £ 2000mg/ ngày – NaCl < 6g/ ngày.

Đủ các yếu tố vi lượng và vitamin: vitamin nhóm B, C, E, A.

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng việc ổn định đường huyết bằng vận động cũng vô cùng quan trọng.

Tập thể dục không những giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng, nhẹ nhàng, tăng khả năng chịu đựng mà nó còn giúp họ quản lý được cân nặng của mình. Các hình thức như đi bộ, bơi lội hay tập yoga...vẫn được khuyến khích với bà bầu.

Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mẹ bầu định tập luyện một bộ môn nào đó để vừa ổn định đường huyết vừa an toàn cho mẹ và bé.


Xem thêm Clip: Thói quen ăn cơm khiến hơn 3 triệu người chết mỗi năm vì bệnh đái tháo đường?

TH
Theo Đời sống Plus/GĐVN