Chủ nhật, 22/09/2024 | 06:45
RSS

Bà bầu bị cảm nên làm gì để không ảnh hưởng thai nhi?

Chủ nhật, 22/09/2024, 06:44 (GMT+7)

Khi bị cảm, mẹ bầu thường lo lắng, mong muốn nhanh khỏi bệnh mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Bà bầu bị cảm có thể kết hợp một số biện pháp điều trị tại nhà cùng với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp đem lại hiệu quả tốt.

Tìm hiểu bà bầu bị cảm thì nên làm gì

MỤC LỤC:
Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu
Bà bầu bị cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị cảm nên làm gì để không ảnh hưởng thai nhi?
Bà bầu bị cảm nên ăn gì?

Dấu hiệu bà bầu bị cảm

Nhận biết các triệu chứng cảm cúm khi mang thai sẽ giúp cho mẹ bầu sớm phát hiện bệnh, từ đó có giải pháp chữa trị và chăm sóc sức khỏe kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh cảm cúm:

Đau đầu, nghẹt mũi và chảy nước mũi
Viêm họng, ho khan
Ớn lạnh, sốt
Đau cơ nghiêm trọng
Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.

Các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Khi mang thai, các triệu chứng cảm cúm có thể nặng và kéo dài hơn bình thường, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bà bầu bị cảm có nhiều dấu hiệu nhận biết

Bà bầu bị cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh cảm có nhiều thể bệnh khác nhau nên không phải mẹ bầu cứ mắc bệnh là gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Tuy nhiên, vẫn có thể xuất hiện một vài nguy cơ có hại đối với em bé:

Thai nhi bị dị tật: Khi mẹ mắc cúm, nhất là trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ mắc một số dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh...
Ảnh hưởng đến não bộ thai nhi: Vì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong 5 tháng đầu nên rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ cũng có khả năng xảy ra.
Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non: Ngoài việc làm cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật, độc tính của virus khi kết hợp với sốt cao cũng có thể kích thích tử cung co bóp. Điều này dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Bà bầu bị cảm nên làm gì để không ảnh hưởng thai nhi?

Khi bị cảm, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để làm giảm dấu hiệu của bệnh:

Xông mũi thảo dược ngay khi có dấu hiệu cảm

Xông mũi bằng thảo dược vô cùng đơn giản và dễ áp dụng tại nhà

Mẹ bầu dùng một số loại thảo dược có chứa tinh dầu như: lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô, lá tre…đun sôi với nước sách. Sau đó, mở hé nắp nồi nước xông, dùng khăn trùm đầu và ghé mặt hít hơi nóng bay lên.

Phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý NaCl 0,9 % có tác dụng vệ sinh, khai thông đường mũi đẩy chất nhầy, virus và vi khuẩn ra khỏi mũi. Vì thế mẹ nên sử dụng dung dịch này để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày nếu bị cảm.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Bà bầu có thể pha 1 thìa muối tinh vào trong một cốc nước ấm. Sau đó súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Thoa dầu tràm

Để giúp khai thông đường thở và thông mũi, mẹ nên sử dụng tinh dầu tràm. Chú ý là các mẹ chỉ nên thoa một lượng nhỏ tinh dầu ở dưới cánh mũi. Ngoài ra, các mẹ có thể thoa dầu tràm lòng bàn chân, bàn tay để giữ ấm cơ thể.

Giữ ấm và nghỉ ngơi

Mẹ bầu cần lưu ý giữ ấm cơ thể để tránh các triệu chứng của cúm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng có tác dụng giúp cơ thể bà bầu có đủ năng lượng và hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại bệnh tật.

Ngủ kê cao gối

Việc ngủ đủ giấc cũng góp phần giúp bà bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Trong khi ngủ, mẹ nên kê cao phần đầu ở vị trí cảm thấy thoải mái nhất. Nó sẽ giúp giảm nghẹt mũi và đờm không bị trào ngược.

Bà bầu bị cảm nên ăn gì?

Cháo trứng, hành và tía tô

Trong món cháo này có sự kết hợp giữa ba nguyên liệu thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại rất tốt cho mẹ bầu khi bị cảm. Trứng chứa nhiều protein, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể người phụ nữ mang thai để chống lại bệnh cảm. Hành có vị cay, tính bình nên giúp tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng...

Ngoài ra, tía tô cũng có tính ấm sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng đau họng, buồn nôn khi bị cảm.

Cháo trứng, hành tía tô có công dụng giải cảm rất tốt cho bà bầu

Tỏi

Chất kháng sinh có trong tỏi sẽ giúp chống viêm nhiễm và các vi khuẩn, virus gây cúm. Nếu không muốn ăn sống tỏi thì mẹ bầu nên cho thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để giúp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh cảm.

Súp gà

Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, vitamin và chất chống viêm. Ngoài ra, súp gà còn có thể làm dịu đi các triệu chứng của cảm. Để nấu súp gà trị cảm, mẹ bầu cần sử dụng bột cayenne, tỏi, gừng, hành tây, húng tây là nấm.

Trà gừng tươi

Gừng là loại thực phẩm lành tính, có thể làm ấm cơ thể và làm sạch các chất độc, virus cũng như vi khuẩn. Vì thế, để chữa cảm, mẹ bầu nên uống 1 ly trà gừng tươi, cho thêm mật ong và 1 lát chanh tươi (hoặc vài giọt nước cốt chanh).

Các loại quả giàu vitamin C

Vitamin là chất dinh dưỡng nâng cao khả năng miễn dịch

Vitamin C là chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại các loại bệnh tật, điển hình như bệnh cúm. Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, mẹ bầu có thể ăn những loại quả sau: bưởi, cam, ổi, kiwi, dâu tây... Các trái cây này sẽ giúp người phụ nữ mang thai có một cơ thể khỏe mạnh và một làn da đẹp.

Ngoài chế độ ăn uống, bà bầu bị cảm có thể tham khảo sử dụng siro cảm có thành phần thảo dược như cát căn, sài hồ, bạch thược, thạch cao, cát cánh, hoàng cầm, bạch chỉ, khương hoạt…

Siro cảm có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm, hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.

Siro cảm thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bà bầu bị cảm có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Cảm Nhất Nhất

Thành phần:
4,5g cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với::
1. Cát căn (Radix Puerariae thomsonii) 6 g 
2. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 6 g 
3. Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 5 g 
4. Thạch cao (Gypsum fibrosum) 5 g 
5. Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori) 4 g 
6. Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 4 g 
7. Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 3 g 
8. Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 2 g 
9. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 1 g

Phụ liệu: Đường ngô, Maltodextrin, Hương cam tổng hợp, Nước ép chanh tự nhiên Fresh lemon concentrate, Xanthan gum, Sodium benzoate, Nước uống được vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng: 
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Với trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ:

- Trẻ em từ 1-3 tuổi 5ml/lần
- Trẻ em từ 4-7 tuổi 7,5ml/lần
- Trẻ em từ 8-11 tuổi 10ml/lần
- Trẻ em từ 12-14 tuổi 12,5ml/lần
- Trẻ từ 15 tuổi, người lớn 15ml/lần
Liều tăng cường gấp rưỡi liều bình thường. 

Chú ý: Cảm Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đánh giá, kết luận: Cảm Nhất Nhất hiệu quả và an toàn.
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: 
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 

Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1053/2021/XNQC-ATTP

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

 

BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại