Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, mọi trạng thái đều ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Theo một báo cáo của nhà xã hội học Murray Straus (Đại học New Hampshire) ngày 25/ 9 tại Hội nghị quốc tế ở San Diego về bạo lực, lạm dụng và chấn thương cho thấy rằng sự trừng phạt bằng cách đánh đòn để lại một dấu ấn lâu dài có thể liên quan đến chỉ số thông minh (IQ).
Theo một nghiên cứu, hình thức trừng phạt này vào năm 1969, cho thấy những đứa trẻ bị bố mẹ phạt bằng cách đánh vào mông dẫn đến một điểm số IQ thấp hơn so với những đứa trẻ ngoan không bị bố mẹ đánh đòn.
Trong số 32 quốc gia Straus nghiên cứu, ở những nơi đánh đòn được ghi nhận, chỉ số IQ trung bình của những đứa trẻ được khảo sát thấp hơn so với các quốc gia mà trẻ ít bị đánh đòn.
Tại Mỹ, các nhà xã hội học đã tổ chức nghiên cứu và đánh giá với 1.510 trẻ em - 806 trẻ ở lứa tuổi 2-4 và 704 tuổi 5-9. Khoảng ¾ trong số này bị cha mẹ trừng phát bằng cách đánh đòn. Các nhà nghiên cứu đã đo chỉ số IQ của trẻ em tại thời điểm đó và đo lại lần thứ hai sau 4 năm.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm ban đầu đo chỉ số IQ, trẻ có chỉ số IQ cao hơn thời điểm 4 năm sau đó. Trong số đó, trẻ từ 2-4 tuổi có sự chênh lệch về chỉ số IQ lên 5 điểm; những đứa trẻ lớn tuổi hơn có sự chênh lệc IQ lên đến 2,8 điểm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc trừng phạt bằng cách đánh vào mông trẻ sẽ khiến trẻ sợ hãi và căng thẳng, điều này làm tổn thương đến hệ thần kinh khiến trẻ khó tập trung và học tập kém hiệu quả.
Trong một bài báo gần đây đồng tác giả với Paschall, Nhà nghiên cứu xã hội học nổi tiếng Straus viết rằng những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh đòn có khả năng học tập thấp hơn, thực tế là những đứa trẻ đó thường ít có khả năng tốt nghiệp đại học trong tương lai hơn những đứa ít bố mẹ đánh đòn.
Từ đó, Straus đưa ra một mối liên quan giữa việc trẻ thường xuyên bị đánh đòn và khả năng nhận thức bị kém đi, hay nói cách khác là chỉ số IQ thấp đi. Ông giải thích, khi một đứa trẻ thường xuyên bị đánh đòn, chỉ số IQ thấp hơn nên nhận thức kém dẫn đến hành vi kém. Từ đó lại càng hay bị bố mẹ đánh đòn. Và một vòng tròn luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn.
Nghiên cứu đã tìm thấy, những đứa trẻ bị đánh đòn bắt đầu lúc 1 tuổi biểu thị hành vi hung hăng hơn những đứa trẻ lên 2 tuổi mới bị đánh đòn. Những đứa trẻ bị đánh đòn kể từ 3 tuổi hành vi hung hăng cũng giảm dần hơn so với bé 1 tuổi. "Tôi tin rằng mối quan hệ giữa trừng phạt thân thể và chỉ số IQ có lẽ là hai chiều", Straus nói.
Straus cho rằng một số các bậc cha mẹ có xu hướng đánh vào mông cũng được cho là lạm dụng thể chất con cái.
Theo Straus, vấn nạn phụ huynh thường đánh vào mông trẻ để trừng phạt khi con mắc lỗi thường xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng hiện tại cũng đã có xu hướng giảm. “Thật đáng mừng vì ngày nay đã có ít các bậc phụ huynh trừng phạt con bằng cách đánh vào người hơn.