Vua thứ 13 nhà Nguyễn
Tên Húy: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
Sinh: 22/10/1913 tại Huế, Việt Nam
Mất: 31/7/1997 Paris, Pháp
Trị vì: 6/11/1925
Thoái vị: 25/8/1945
Hoàng Hậu: Nam Phương Hoàng Hậu
Thân Phụ: Vua Khải Định
Thân Mẫu: Từ Cung Hoàng Thái Hậu
Vua Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của Việt Nam dưới thời đại nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Vĩnh Thụy, là con trai của nhà vua Khải Định. Nhưng chuyện này được rất nhiều người bàn cãi. Tới giờ sự thật vẫn chưa được giải thích một cách đúng và hợp lý nhất. Bởi nhà vua Khải Định thì ai cũng biết ông là nhà vua bất lực trong chuyện phòng thê, ông không thể có con.
Bà Hoàng Thị Cúc là vợ của vua Khải Định. Lúc trước chỉ là một người hầu của vua Khải Định. Nhưng sau đó bà đã có thai trước với Vua Khải Định và được nhà vua công nhận. Câu chuyện bí mật này được đồn đại khắp thời nhà vua. Một số người trong hoàng tộc hồi đó đã viết rõ hồi ký về câu chuyện này.
Nhưng theo suy nghĩ và nhìn nhận chính thống Thì Vua Bảo Đại vẫn là con của vua Khải Định. Được ông nâng niu chăm sóc từng chút từ nhỏ cho đến lớn. Mẹ của vua Bảo Đại vẫn được mọi người tôn trọng và tôn xưng là bà Từ Cung nhưng chúng ta đã biết.
Trong dòng lịch sử Việt Nam ở chế độ quân chủ phong kiến, thì tình trường của vị vua cuối cùng của triều Nguyễn – vua Bảo Đại là khó có ai bì kịp. Bảo Đại nổi danh là vị vua tài ba và vô cùng phong lưu đa tình. Và ngoài hai cái tên như Hoàng hậu Nam Phương và thứ phi Mộng Điệp, có lẽ những cái tên của những bóng hồng khác đã từng đi qua cuộc đời ông ít được nhiều người biết hơn.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những mỹ nhân một thời đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời vua Bảo Đại:
1. Nam Phương Hoàng Hậu (Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan)
Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Năm 14 tuổi, cô được gia đình gửi sang Pháp, học trường dòng Couvent des Oiseaux ở Paris. Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Công giáo.
Năm 1933 khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lý thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.
Vẻ đài các quý tộc Tây Phương của Nam Phương Hoàng Hậu.
Về mối tình duyên đó, Bảo Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam Le Dragon d’ Annam:
“Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam”.
Hoàng hậu Nam Phương cũng nhắc lại:
“Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo hành lễ đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài”.
Nam Phương Hoàng hậu được vua Bảo Đại tấn phong ngay sau khi cưới.
Ngày 20/3/1934, vua Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan. Cô dâu năm ấy 19 tuổi, với nhan sắc mặn mà, một vẻ đẹp đậm chất Á Đông, Nam Phương hoàng hậu được liệt vào danh sách “5 vị hoàng hậu đẹp nhất” thời bấy giờ..
Bà và vua Bảo Đại đã có 5 người con, Nam Phương Hoàng Hậu có 12 năm sống tràn đầy hạnh phúc, 16 năm sống cô đơn trong cuộc đời lưu vong nơi đất Pháp. Năm 1963, bà qua đời ở Pháp.
Nam Phương Hoàng Hậu và 5 công chúa hoàng tử con vua Bảo Đại ăn mặc theo phong cách Pháp.
2. Thứ Phi Bùi Mộng Điệp
Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Bùi Mộng Điệp từng có một đời chồng và một con trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến cựu hoàng vội quên lời hứa “một vợ một chồng” với hoàng hậu Nam Phương. Nếu Nam Phương hoàng hậu đại diện cho vẻ đẹp ‘chim sa, cá lặn’ thì thứ phi Mộng Điệp lại là vẻ đẹp có nhan sắc ‘nghiêng nước nghiêng thành’, tiêu biểu của xứ Kinh Bắc làm đắm say biết bao nhiêu chàng trai.
Mộng Điệp khi còn trẻ.
Được biết, Mộng Điệp được một người sắp xếp gặp mặt Bảo Đại trên sân tennis. Lúc đó mặc dù đã có vợ là Nam Phương Hoàng hậu nhưng ngài Bảo Đại rất si tình trước nhan sắc Mộng Điệp, chẳng mấy lúc hai người phải lòng nhau, Mộng Điệp trở thành thứ phi. Mặc dù trước đó, Bảo Đại từng có thời thề son sắc một chồng một vợ với Nam Phương. vài năm sau đó, họ chuyển về sống tại Đà Lạt.
Khi Bảo Đại không còn làm vua nữa, đất nước chiến tranh nên Mộng Điệp sang Pháp sinh sống.
Bà có với vua Bảo Đại 3 người con nhưng không may, 2 con trai lại mất khi tuổi đời còn quá trẻ.
Sau cái chết của người con thứ hai, thứ phi Mộng Điệp trở nên sống khép kín hơn, bà thu mình trong không gian nhỏ bé của ngôi nhà ở thủ đô Paris không tiếp đón bất kì một vị khách nào.
Thứ Phi Mộng Điệp trong trang phục hoàng gia.
Ngày 26-6-2011, sau ca giải phẫu tim không thành công, bà Mộng Điệp qua đời tại bệnh viện Saint Antoine vào lúc 12 giờ trưa Chủ nhật cùng ngày, thọ 87 tuổi.
3. Bà Phi Ánh (Lê Thị Phi Ánh)
Bà Phi Ánh con nhà lành, giàu có, thuộc dòng họ danh giá. Sinh thời, bà cũng là một tuyệt sắc giai nhân nên được Bảo Đại yêu thương, tặng một biệt thự sang trọng. Bà sinh cho Bảo Đại 2 người, một gái, một trai. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, bà Phi Ánh ở lại sinh sống cho đến cuối đời tại Sài Gòn Việt Nam. Con gái là Phương Minh, lấy chồng Pháp và sang lập nghiệp ở Hoa Kỳ.
Bà Phi Ánh thời xuân sắc.
4. Lý Lệ Hà
Lý Lệ Hà là một cô gái nông thôn nghèo ở Thái Bình đoạt giải hoa hậu Áo lụa Hà Đông vào năm 1930. Hoa hậu Lý Lệ Hà có hàm răng rất đẹp, như những hạt ngọc. Người đẹp mặc áo lụa Hà Đông là nguồn cảm hứng để nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ “Áo Lụa Hà Đông” và được người nhạc sĩ trẻ tài hoa Ngô Thuỵ Miên phổ thơ thành nhạc.
Cô là người tình của Bảo Đại trong thời gian ông sống ở Hà Nội, làm Cố Vấn Tối Cao của Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam, cũng là thời kỳ ông sống với Mộng Điệp còn bà Nam Phương đang ở Huế…
5. Cô gái Trung Hoa Hoàng Tiểu Lan
Chân dung người tình Hoàng Tiểu Lan của cựu hoàng Bảo Đại. (Ảnh: Kknews.cc)
Năm 1946, khi sống lưu vong ở Trung Hoa, Bảo Đại thương yêu một cô gái Tàu lai Tây, tên Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong) và đã có với cô một đứa con gái. Sau này ông cũng đưa bà về Đà Lạt và tặng bà một biệt thự.
6. Bà Vicky
Khi sống lưu vong ở Pháp, Bảo Đại mải ăn chơi, săn bắn, bài bạc, các lâu đài và tài sản lần lượt ra đi. Khi mua một trang trại ở Alsace, ông sống với cô vợ “hờ” người Pháp tên là Vicky mấy năm và sinh hạ được một con gái đặt tên là Phương Từ thì hai người chia tay. Bảo Đại phải rời khỏi Alsace bỏ lại nhà cửa đồ đạc cho Vicky.
7. Cô Clément
Chia tay Vicky, Bảo Đại càng lâm vào trầm uất và thất vọng. Có lần cảnh sát và người thân bắt gặp ông tại nhà cô vũ nữ Clément làm ở nhà hàng Le Moulin Rouge.
8. Monique Baudot
Khi toàn bộ tài sản đã đội nón ra đi, Bảo Đại gặp và chung sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp sinh năm 1946 tại Lorraine, kém ông 30 tuổi. Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert. Khi kết hôn với cựu hoàng Bảo Đại bà đổi tên thành: Princess Monique Vĩnh Thụy.
Hoàng Phi Monique Vĩnh Thụy khi còn trẻ.
Về tiểu sử của Monique có nhiều nguồn tin khác nhau. Báo chí Pháp viết cô từng làm tùy viên báo chí trong một tòa đại sứ. Nhưng bạn bè lại kể cô làm việc dọn phòng trong một khách sạn. Một người bạn đã đi thuê cho ông một căn hộ trong cao ốc 29 Fresnel, quận 16 – Paris. Chính nhờ làm bồi phòng ở cao ốc 29 Fresnel nên Monique Baudot mới biết được có một ”ông vua lưu vong” bệnh tật không người chăm sóc, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng suốt mấy thập niên cuối đời. Dù mặn nồng trong nhiều năm chung sống, nhưng hai người không có con.
Bảo Đại chụp cùng vợ Monique Vĩnh Thụy.
Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói: “Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi“.
Có thể thấy, ông hoàng Bảo Đại dù có cuộc đời và sự nghiệp long đong do sinh thời trong giai đoạn lịch sử nước nhà và thế giới có nhiều biến động và phức tạp. Tuy nhiên, trong tình trường, ông lại là một người đào hoa hết sức với 2 người vợ (có đám cưới hoặc kết hôn), rất nhiều người tình và 13 người con. Những người tình của ông đều là những bóng hồng xinh đẹp nổi tiếng một thời, và cho dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc đời mình, ông vẫn luôn tìm được những người phụ nữ rất mực thủy chung và yêu thương ông sâu sắc.