Thứ hai, 25/11/2024 | 15:04
RSS

6 dấu hiệu nhận biết bạn đang bị mụn nội tiết

Thứ sáu, 22/12/2023, 06:28 (GMT+7)

Mụn nội tiết xuất hiện khiến nhiều chị em cảm thấy tự ti, mặc cảm. Không những vậy, nếu không biết chăm sóc và chữa trị đúng cách, mụn sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có thể hình thành sẹo, rỗ trên bề mặt da. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết và cách điều trị hiệu quả trong bài viết sau đây.

I. Tìm hiểu chung về mụn nội tiết ở nữ giới

Mụn nội tiết là loại mụn hình thành khi cơ thể có sự thay đổi nồng độ hormone. Ở nữ giới từ các nguồn số liệu thống kê có tỷ lệ bị rối loạn hormone nội tiết cao hơn nam giới, chính vì thế mặc dù nam giới cũng có mọc mụn nội tiết nhưng loại mụn này phổ biến ở nữ giới hơn. 

Mụn nội tiết thường xuất hiện nhiều khi chị em bước vào giai đoạn dậy thì xuất hiện kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh. Số liệu thống kê cho thấy nữ giới trong độ dậy thì và trưởng thành từ 13 - 25 tuổi bị mụn nội tiết chiếm tới khoảng 50%. Ở độ tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh tỷ lệ bị mụn nội tiết đạt tới 25%. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, điển hình là sự tăng sinh quá mức lượng hormone androgen khiến cho tuyến bã nhờn bài tiết nhiều dầu hơn làm bít tắc nang lông. Đây là lý do gây tích tụ dầu bã nhờn dưới biểu bì da và khiến cho mụn nội tiết có cơ hội sinh sôi và phát triển.

Chúng có thể là mụn mủ, mụn trắng đầu đen hoặc là những nốt mụn đỏ, sưng tấy… Tuy nhiên, dù mang hình dáng nào thì mụn nội tiết vẫn luôn là nỗi ám ảnh với các chị em do khi mọc thường kéo lên ồ ạt, nhiều chi chít khiến nàng mất tự tin, ảnh hưởng tới tâm lý, chất lượng cuộc sống.

dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết

Mọc mụn nội tiết do cơ thể bị mất cân bằng nồng độ hormone 

II. 6 dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết

Xác định được loại mụn và nguyên nhân gây ra là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị. Bạn có thể xác định loại mụn đang mọc có phải là mụn nội tiết không nhờ vào các đặc điểm sau:

1. Vị trí mọc mụn

Vị trí mọc mụn nội tiết trên cơ thể gồm có ở khuôn mặt, lưng, cổ và vai. Một trong những điểm khá đặc trưng của mụn nội tiết là nếu ở trên mặt thì mụn thường xuất hiện ở khu vực cằm, xương hàm… Chúng thường mọc lên cùng lúc, với số lượng nhiều và “bám” lại trên da chị em trong thời gian dài mà không có biểu hiện sẽ thuyên giảm.

Theo chuyên gia, những nốt mụn nội tiết mọc tại vị trí này thường do hormone trong cơ thể chị em đang được sản xuất ra quá nhiều, làm cho tuyến bã nhờn ở khu vực xương hàm và cằm tiết nhiều dầu và gây ra mọc mụn nội tiết dưới nhiều dạng khác nhau.

2. Hay bị mọc mụn bọc, mụn mủ

Đặc điểm mọc mụn nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố là các loại mụn mủ, mụn bọc xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Mụn sưng viêm to đau nhức trên bề mặt da, phần nhân mụn lại nằm sâu dưới da khiến việc chữa trị vô cùng khó khăn. Nếu không chăm sóc đúng cách hoặc lựa chọn các loại sản phẩm chăm sóc da không phù hợp sẽ khiến tình trạng mụn sưng viêm trên da càng trở nên tệ hơn.  

3. Mụn đầu đen hoặc đầu trắng

Mụn nội tiết cũng có thể là các loại mụn đầu đen, đầu trắng hoặc các u nang nhỏ. Những nốt mụn này xuất hiện trên da thường là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức hoặc do những chất bẩn, tế bào chết tích tụ. 

dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết

Mụn nội tiết là mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen hoặc đầu trắng... 

4. Thời điểm và đối tượng thường xuất hiện nhiều mụn nội tiết 

Không chỉ xuất hiện ở giai đoạn dậy thì hay tiền mãn kinh - mãn kinh, mụn nội tiết có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nhưng độ tuổi dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh là những đối tượng hay bị mụn nội tiết tấn công nhiều nhất. Bên cạnh đó thì độ tuổi 20 - 30 cũng là giai đoạn mà tỷ lệ nội tiết dao động cũng đạt mức cao và là khoảng thời gian mà tuyến bã nhờn của da hoạt động tích cực nhiều nhất gây mọc mục bọc, mụn sưng viêm...

Ngoài ra, vào thời điểm chị em đang đến kỳ kinh nguyệt, hay khi cơ thể có nồng độ androgen vượt ngưỡng bình thường cũng rất dễ bị mụn nội tiết. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai cũng có thể bị mụn nội tiết do sự thay đổi về nồng độ hormone sinh dục nữ bên trong cơ thể.

5. Dễ nổi mụn khi bị stress

Tâm lý thay đổi thất thường có thể khiến cho nồng độ nội tiết trong cơ thể thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Lúc này, các nốt mụn nội tiết sẽ có nguy cơ xuất hiện dày đặc. Đó là bởi áp lực tâm lý sẽ làm cơ thể tăng sinh hormone cortisol.

Đáng nói, loại hormone này rất dễ làm kích thích những phản ứng viêm dưới da, gây ra mụn viêm, mụn bọc số lượng lớn, dày đặc và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

6. Một số tình trạng của da do thay đổi nội tiết tố dễ dẫn tới mọc mụn

Sự mất cân bằng hormone nội tiết trong cơ thể phái nữ gây ra các tình trạng da như sau khiến da xuất hiện mụn nôi tiết thường xuyên hơn:

  • Viêm da: Rối loạn nội tiết tố khiến cho da bị khô, tăng tiết mồ hôi, tăng sinh bã nhờn, tế bào da chết tắc nghẽn nang lông gây viêm da toàn thân và tình trạng mụn nội tiết mọc nhiều và nghiêm trọng hơn. 
  • Vi khuẩn sinh sôi nhiều trên da: Tăng sản sinh bã nhờn hoặc tình trạng viêm da do mất cân bằng nội tiết tố cũng tạo môi trường thuận lợi sinh sôi và phát triển các loại vi khuẩn gây mọc mụn mủ, mụn viêm.

Rối loạn nội tiết tố tạo môi trường thuận lợi vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt da gây mụn

Rối loạn nội tiết tố tạo môi trường thuận lợi vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt da gây mụn

III. Chữa trị mụn nội tiết theo phương pháp từ thiên nhiên

Những liệu pháp thiên nhiên trị mụn nội tiết là điều được nhiều chị em ưu tiên lựa chọn vì thành phần lành tính, phòng ngừa được nguy cơ bị kích ứng hoặc là dị ứng da. Dưới đây là cách trị mụn theo phương pháp thiên nhiên:

  • Tinh dầu trà xanh: Bạn có thể dùng nước trà xanh, tinh dầu trà xanh hoặc những chế phẩm chiết xuất từ trà xanh như sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng… để giảm tình trạng sưng viêm, kháng khuẩn và chữa trị mụn.
  • Alpha hydroxy acid (AHA): Đây vốn là một loại acid có nguồn gốc thực vật và có trong những loại trái cây như cam, quýt… Đặc tính nổi bật của acid này là có khả năng loại những tế bào chết trong nang lông, từ đó giúp giảm bít tắc hình thành mụn nội tiết rõ rệt. Tuy nhiên, do AHA thường khiến da nhạy cảm hơn, nên bạn cần chú ý tăng tần suất thoa kem chống nắng nhiều hơn để giảm tác động gây hại cho da của tia cực tím mặt trời.

IV. Chữa trị mụn nội tiết bằng thuốc

Đối với những trường hợp bị mụn nội tiết nặng thì việc dùng thuốc bôi hay sữa rửa mặt sẽ không thể trị mụn tận gốc. Lúc này, chị em cần dùng đến những loại thuốc có thể cân bằng lại hormone trong cơ thể. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng nặng nhẹ của mụn, các chuyên da bác sĩ da liễu có thể tư vấn bạn sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc tránh thai bằng đường uống: Ngoài tác dụng tránh thai, loại thuốc này còn giúp ổn định nồng độ hormone sinh dục nữ hiệu quả. Tuy nhiên, các đối tượng bị ung thư vú, tăng huyết áp, đau tim… không được khuyến khích sử dụng thuốc tránh thai bằng đường uống.
  • Thuốc kháng androgen: Trong các loại thuốc này thường sẽ chứa thành phần giúp kiểm soát lượng hormone androgen trong cơ thể, từ đó khắc chế hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn và làm giảm mụn nội tiết mọc đối với nguyên nhân xuất phát do lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
  • Retinoid: Loại thuốc này có thể dùng để làm sạch nang lông, ức chế sự phát triển quá mức của những tế bào da, giảm chứng viêm da. Thuốc chứa retinoids phù hợp cho những đối tượng bị mụn nội tiết mức nhẹ và vừa. 

Tuy nhiên, dù những giải pháp này có thể đem tới hiệu quả nhanh, nhưng không ngăn được mụn nội tiết tái phát và hạn chế về đối tượng có thể sử dụng. Với những trường hợp thường xuyên bị mụn nội tiết do mất cân bằng nội tiết tố, người bệnh cần tìm đến giải pháp bền vững hơn như sử dụng viên uống nội tiết Ngự y mật phương.

Viên uống được các chuyên gia đánh giá cao, vì có khả năng kích thích cơ thể sản sinh và điều hòa lại nồng độ các hormone nội tiết tố nữ đang bị mất cân bằng một cách tự nhiên, đem đến tác dụng bền vững từ sâu bên trong. 

Khi nồng độ hormone trong cơ thể được sản sinh ổn định thì bạn cũng sẽ giải quyết được căn nguyên chính gây mụn nội tiết, đả thông các nang lông đang bị tắc nghẽn nhờ kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn, từ đó ngăn mụn nội tiết phát triển hoặc quay trở lại.

Để đạt được hiệu quả đặc biệt này, viên uống đã được các dược sĩ hàng đầu tại Nhất Nhất nghiên cứu dựa trên “quốc bảo” Ngự y mật phương (tuyển tập các bài thuốc quý chỉ dành cho Vua Chúa và các Cung Phi, Hoàng Hậu thời xưa), trải qua quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất, đảm bảo mang tới liệu pháp cân bằng nội tiết hiệu quả vượt trội, an toàn cho người dùng.

V. Cách chăm sóc da bị mụn nội tiết

Bên cạnh việc dùng thuốc để cân bằng nội tiết, điều hòa lại nồng độ hormone sinh dục nữ, chị em cũng cần phải chăm sóc da mụn đúng cách để các vết mụn sớm biến mất, trả lại cho bạn làn da sáng mịn:

1. Chăm sóc từ bên trong

Chăm sóc da bị mụn nội tiết từ bên trong rất quan trọng, nhưng lại là điều mà nhiều chị em bỏ lỡ. Nếu bạn muốn da sớm hết mụn thì đừng quên thực hiện những việc làm sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Điều này sẽ giúp cấp ẩm tự nhiên cho da. Muốn vậy, bạn nên uống khoảng 8-10 ly nước hàng ngày.
  • Ăn uống khoa học hợp lý kết hợp bổ sung vitamin, khoáng chất: Hãy hạn chế những thực phẩm nhiều đường, hoặc quá nhiều mỡ động vật trong chế độ ăn. Bạn nên thay thế chúng bằng những thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ, vitamin… giúp hoạt động cân bằng nội tiết tố nữ diễn ra bên trong cơ thể "nhịp nhàng" hơn.
  • Hạn chế căng thẳng: Vì đây chính là “kẻ thù” của làn da vì điều này sẽ làm tăng sinh hormone androgen gây mụn. Bạn có thể nghe nhạc thư giãn hoặc sắp xếp những khoảng nghỉ ngơi hợp lý...
  • Ngủ đủ giấc và tập thể dục điều độ Ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng một ngày, dành cho giấc ngủ cùng các bài tập thể dục đều đặn giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu, kích thích sự tái tạo lại làn da, da trở nên khỏe mạnh hơn.

dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết

Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, vitamin... giúp cân bằng nội tiết tố hạn chế mọc mụn nội tiết

2. Chăm sóc da từ bên ngoài

Bên cạnh những tác động từ sâu bên trong, thì bạn cũng nên chăm sóc da từ bên ngoài theo cách sau để tăng cường hiệu quả phục hồi làn da đang phải chịu những tổn thương do mụn nội tiết:

  • Rửa mặt đúng cách: Bạn nên rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước ấm và các sản phẩm rửa mặt phù hợp, nhẹ nhàng không gây kích ứng da. Không dùng các sản phẩm rửa mặt có chứa cồn, các chất gây khô da…
  • Giữ ẩm cho làn da: Khi da bị mụn nội tiết vẫn cần được dưỡng ẩm. Dưỡng ẩm sẽ giúp da không bị mất nước và giảm sinh tiết bã nhờn. Bạn nên chọn các loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu và không làm da bị kích ứng.
  • Lựa chọn các loại sản phẩm chăm sóc phù hợp với làn da: Đặc điểm chung của các sản phẩm chăm sóc da bị mụn nội tiết là cần lựa chọn loại không chứa dầu, không khiến da bị kích ứng và chăm sóc da từ bên ngoài một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm có thành phần như retinol, benzoyl peroxide hoặc axit salicylic
  • Không nặn mụn: Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí là để lại sẹo.
  • Không dùng quá nhiều các sản phẩm chăm sóc da: Lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da dễ khiến da bị khô, gây bí da, khiến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông càng thêm nghiêm trọng.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với các chất bẩn: Việc tránh tiếp xúc với các chất bẩn sẽ giúp duy trì da sạch hơn, giảm tỷ lệ rủi ro bít tắc lỗ chân lông gây mụn.

Tóm lại, với 6 dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết và những giải pháp trị mụn, cân bằng lại nội tiết tố nữ đã chia sẻ, hy vọng bạn đọc sẽ thấu hiểu làn da của mình hơn, tìm ra cách ứng phó phù hợp để cải thiện làn da, ngăn mụn tái phát.

DS. Gia Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại