Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:19
RSS

5 cách chăm con sai lầm mẹ hay mắc phải khiến trẻ khỏe mạnh cũng trở nên ốm yếu

Thứ hai, 08/05/2017, 06:47 (GMT+7)

Việc chăm sóc con nhỏ không hề nhẹ nhàng và dễ dàng, vì vậy bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tránh mắc phải một số sai lầm khiến con có nguy cơ bệnh thêm thay vì khỏe mạnh.

Ngoáy/hút mũi

Khi thấy mũi có dấu hiệu bẩn, nhiều mẹ dùng tăm bông ngoáy mũi trẻ để đưa các chất cặn bẩn ra ngoài. Điều này vô tình có thể khiến mũi trẻ bị sưng đỏ, chưa kể, việc làm sạch mũi vô tình khiến lông mũi bị rụng và mất chức năng cản trở vi khuẩn.

Thường xuyên ngoáy tai cho trẻ

Ráy tai có nhiệm vụ giữ lại bụi bặm và ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào trong tai. Vì vậy, nếu chăm chỉ lấy ráy tai cho con thì điều này vô tình khiến tai mất đi khả năng phòng chống vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài.

Theo các bác sĩ, các mẹ chỉ cần 1 tuần/lần ngoáy tai cho trẻ là đủ. Việc ngoáy tai cũng cần nhẹ nhàng và chỉ lấy đi bụi bẩn mẹ có thể nhìn thấy bên ngoài, không cố gắng ngoáy sâu vào tai vì có thể gây viêm tai, trầy xước ống tai.

chăm con sai lầm1

Rơ lưỡi không đúng cách

Chúng ta luôn nghĩ rằng, lớp váng trắng ở trên lưỡi là "dơ" và buộc phải rơ sạch cho trẻ. Tuy nhiên, lớp trắng trên lưỡi trẻ chính là các gai vị giác, khi rơ lưỡi quá mạnh sẽ làm tổn thương các gai vị giác khiến bé mất đi cảm giác ăn uống dẫn tới lười ăn. Chưa kể, rơ lưỡi thường xuyên có thể khiến trẻ bị trầy xước lưỡi.

Cạo trọc đầu trẻ để lên tóc mới

Trong thực tế, việc cắt tóc cho trẻ đúng là có tác dụng giúp tóc mọc dài hơn, tuy nhiên không cần thiết phải đến mức cạo trọc đầu của trẻ. Cạo trọc đầu trẻ sơ sinh để lại những tác động xấu ít ai ngờ tới.

Da đầu trẻ mỏng, mềm nên việc cạo trọc dễ làm tổn hại đến da đầu trẻ và các mô nang lông, tạo điều kiện gây kích ứng da đầu và các vi khuẩn xâm nhập. Lớp tóc mỏng cũng là một màng bảo vệ da đầu bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

chăm con sai lầm2

 “Khủng bố” ăn bằng cách cho uống nước liên tục

Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh. Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt.

Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Điểm danh những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn sống - cực kỳ nguy hiểm. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe

Uyên Châu
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Từ việc Bệnh viện Đa khoa Lai Châu tiếp nhận 20 trẻ nhập viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng cảnh báo về loại hoá chất này.