Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:17
RSS

Virus corona vẫn có thể sống sót ở nhiệt độ 60°C

Thứ ba, 14/04/2020, 19:59 (GMT+7)

Các chuyên gia tại Pháp cho biết, Covid-19 có thể sống sót khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao lên đến 60°C.

Virus corona có thể sống sót ở nhiệt độ trên 60°C
Virus corona có thể sống sót ở nhiệt độ trên 60°C. Ảnh Minh Họa: Shutterstock.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, Giáo sư Remi Charrel và các đồng nghiệp tại Đại học Aix-Marseille (miền nam nước Pháp) đã thử nghiệm đốt nóng virus corona trong môi trường lên 60 độ C trong 1 giờ đồng hồ và thấy rằng nhiều con vẫn có thể nhân bản.

Đồng thời, các nhà khoa học đã phải đưa nhiệt độ đến gần sôi mới tiêu diệt được hoàn toàn virus này. Nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất được ghi nhận là 56,7°C tại Thung lũng chết ở California vào tháng 7/1913. Chính vì vậy, virus có thể chết tại nhiệt độ này.

Nhóm nhà khoa học Pháp đã cấy chủng virus cô lập từ một bệnh nhân ở Berlin, Đức vào các tế bào thận của khỉ mông xanh châu Phi. Các tế bào này được đưa vào 2 ống đặt trong 2 môi trường khác nhau. Một ống có môi trường ‘sạch’ còn ống kia ‘bẩn’ vì có các tế bào động vật để mô phỏng tình trạng ô nhiễm sinh học trong các mẫu xét nghiệm thực tế, như gạc mũi. Kết quả cho thấy khi bị đun nóng, chủng virus trong môi trường sạch đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên chúng virus trong ông bẩn vẫn còn sống sót.

Phương pháp xét nghiệm trong điều kiện 60°C và kéo dài 1 giờ đã được áp dụng tại nhiều phòng thí nghiệm để tìm ra cách thức vô hiệu hóa nhiều loại virus chết người, trong đó có Ebola. Với covid-19 nhiệt độ này có thể phù hợp với các mẫu hàm lượng virus thấp bởi vì nó có thể tiêu diệt một lượng lớn chủng virus. Tuy nhiên, nó có thể nguy hiểm với các nhà khoa học thí nghiệm khi tiến hành với các mẫu hàm lượng virus cao.

Nhóm nhà khoa học Pháp nhận thấy, nhiệt độ gần điểm sôi có thể tiêu diệt Sars-Cov-2. Ví dụ, khi đốt nóng các mẫu virus này ở nhiệt độ tới 92°C trong vòng 15 phút có thể vô hiệu hóa chúng hoàn toàn. "Virus này hoạt động rất khác với sự thay đổi trong môi trường. Nhiều công trình nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để giải đáp những câu hỏi đó", chuyên gia cho biết.

Đồng quan điểm, theo các nhà khoa học Trung Quốc thí nghiệm trên cung cấp thông tin có giá trị nhưng tình hình thực tế phức tạp hơn nhiều so với phòng thí nghiệm. Vẫn có hy vọng rằng dịch Covid-19 ở các nước thuộc nam bán cầu sẽ giảm bớt khi mùa hè đến. Một số nghiên cứu cho thấy rằng các nước nhiệt đới có ít ca bệnh hơn.

Trước đó, nhiều quốc gia và tập đoàn lớn vẫn đang đau đầu nghiên cứu thuốc điều trị virus corona bằng cách chống lại cơ chế nhân bản của virus trong cơ thể. Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu tại viện Scripps Research (San Diego, Mỹ) lại đi theo một hướng khác. Họ nghiên cứu kháng thể của bệnh nhân đã hồi phục từ đại dịch SARS, từ đó phát hiện ra điểm yếu của chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Nhà sinh học Ian Wilson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết kháng thể lấy từ bệnh nhân đã khỏi bệnh SARS nhiều năm trước có tác động tới virus SARS-CoV-2. Mặc dù kháng thể không bám chặt vào chủng virus mới như virus SARS, sự giống nhau trong phản ứng giữa virus mới và SARS cho thấy đây có thể là điểm yếu của SARS-CoV-2 và sẽ bị ảnh hưởng khi virus nhân bản.

Meng Yuan, thành viên nhóm nghiên cứu giải thích thêm: ‘Chúng tôi nhận thấy điểm bám này thường được giấu bên trong virus, và chỉ lộ ra khi virus thay đổi cấu trúc của nó, như lúc lây lan tự nhiên. Nhóm này cho biết họ đang liên hệ với những bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 từ 2-3 tuần, có khả năng hiến huyết tương chứa kháng thể tự nhiên để nhóm nghiên cứu kỹ hơn.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN