Ảnh minh họa
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương xác nhận trên VTC thông tin Việt Nam có thêm 1 phương pháp xét nghiệm covid-19 Theo đó, Việt Nam đang sử dụng 2 phương pháp để xét nghiệm Covid-19 đó là RT-PCR và test nhanh. Nhưng test độ chính xác không cao. Mới đây, Bộ Y tế đã cấp phép cho sử dụng thêm phương pháp thứ 3 đó là GeneXpert để xét nghiệm khẳng định Covid-19.
Phương pháp mới GeneXpert về mặt bản chất cũng là RT-PCR nhưng được đánh giá là nhanh, chính xác và tiện lợi thì cao hơn. GeneXpert có thể khẳng định được chính xác có hay không virus trong cơ thể giống như RT-PCR.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng cho biết, hiện cả nước đang có khoảng 200 máy xét nghiệm GeneXpert, 28 phòng xét nghiệm đủ điều kiện an toàn sinh học cấp hai theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Dự kiến ngày 15/8 tới, Bệnh viện Phổi trung ương sẽ nhập từ Thụy Điển 16.000 test để sử dụng cho hệ thống GeneXpert. Ban đầu, những bộ test này sẽ được ưu tiên gửi cho Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội TP.HCM…nơi đang ghi nhận có dịch Covid-19 sử dụng trước. Các địa phương khác cũng sẽ được tập huấn để vận hành xét nghiệm này.
Sau trường hợp bệnh nhân thứ 714 là người đàn ông 42 tuổi trú tại Bắc Từ Liêm này trước đó gần 1 tuần đã xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính với kháng thể IgM/IgG, nhưng 5 ngày sau, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR lại khẳng định dương tính. Các chuyên gia y tế cho rằng, việc xét nghiệm nhanh chỉ có ý nghĩa sàng lọc, không có ý nghĩa chẩn đoán, khẳng định nhiễm virus gây Covid-19 hay không.
Đồng thời, xét nghiệm nhanh tìm kháng thể IgM/IgG xảy ra âm tính "giả" hoặc dương tính "giả" là điều dễ hiểu. Kháng thể chính là "chất" cơ thể sinh ra để chống lại virus sau khi bị chúng tác động. Nhiều nghiên cứu về Covid-19 cho thấy chỉ có 23% người nhiễm SARS-CoV-2 có kháng thể IgM sau 1 tuần bị nhiễm, 58% người mới có kháng thể sau 2 tuần; và 75% người bị nhiễm sau 3 tuần mới có kháng thể.
Theo một nghiên cứu về diễn biến của virus SARS-CoV2 và kháng thể sinh ra trong cơ thể người bệnh, virus có thể xuất hiện trong dịch mũi họng (xét nghiệm bằng Realtime RT-PCR) 1 tuần trước khi triệu chứng xuất hiện và kéo dài tới nhiều ngày sau, một số vẫn còn biểu hiện ít nhất dưới dạng “xác virus” kéo dài như chúng ta đã thấy. Test nhanh chỉ thấy kháng thể sớm nhất từ tuần thứ 2 sau khi tiếp xúc với người bệnh trước, khả năng test nhanh dương tính cao nhất là sau 2 -3 tuần.