Trong tiết trời hanh khô như thế này, hẳn nhiều người thường "thót tim" khi đột nhiên thấy giật điện tanh tách lúc vô tình chạm vào đồ vật kim loại, co kéo chăn, bật công tắc điện... hay chỉ là bỗng "chạm" vào nhau. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có tên là hiện tượng tĩnh điện. Và việc bạn bị "giật điện" kia là vì bạn bị giật tĩnh điện
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bị 'điện giật' ngày đông?
Khi có hành động ma sát như mặc quần áo, chải tóc... con người cảm nhận được rõ nét sự mất cân bằng điện tích này. Những tiếng nổ tanh tách, hay tóc sẽ dựng đứng lên 1 cách kỳ quặc.
Theo GS Michael Richmond (Viện công nghệ Rochester), hiện tượng tĩnh điện đa số xảy ra trong thời tiết giá lạnh vì không khí lúc này thường thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc không khí nóng giữ được độ ẩm cao hơn. Đây cũng là lý do khiến những cú sốc tĩnh điện thường ít gặp hơn trong mùa hè.
Ngoài ra, khi bạn vô tình chạm tay vào nắm cửa bằng kinh loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.
Dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra điện trường rất yếu, không ảnh hưởng đến cơ thể hay sức khoẻ, cũng không đến mức gây sốc, giật tê đối với người bị tác động.
Làm sao để tránh bị "điện giật" tĩnh điện vào mùa đông?
Tăng độ ẩm bằng máy tạo độ ẩm hoặc máy hóa hơi hoặc đặt chảo nước trên bếp lò hoặc bộ tản nhiệt. Không khí khô là chất cách điện, khiến tĩnh điện tích tụ dễ dàng hơn. Không khí ẩm là chất dẫn điện, vì vậy nó có thể phân tán tĩnh điện.
Da khô tích tụ tĩnh điện. Hãy sử dụng kem dưỡng da tay để làm ẩm làn da của bạn.
Đế giày của bạn có thể là chất cách điện. Hãy thử giày có đế khác nhau, hoặc xem liệu khi bạn đi chân đất (nếu có thể) có tạo ra sự khác biệt hay không.
Xịt chất chống tĩnh điện lên thảm. Hãy để thảm khô trước khi bước lên để không bị trượt ngã. Hoặc xếp thảm lại và không sử dụng nữa.