Thứ bảy, 18/01/2025 | 23:31
RSS

Vật lý trị liệu là gì?

Thứ hai, 20/03/2017, 15:04 (GMT+7)

Vật lý trị liệu được hiểu nôm na là điều trị bệnh bằng các phương pháp thuộc về khoa học vật lý. Ngày nay vật lý trị liệu được xem là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất.

Sự kiện:

Theo quan điểm y khoa hiện đại, y học chia là 3 bộ phận chính: y học dự phòng, y học điều trị và y học phục hồi. Vật lý trị liệu là mảng lớn nhất thuộc y học phục hồi. Chức năng của mỗi bộ phận cũng là tên gọi của chính nó.

Vật lý trị liệu được hiểu nôm na là điều trị bệnh bằng các phương pháp thuộc về khoa học vật lý ví dụ như lực cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng, các loại sóng âm, sóng từ trường....Khoa học vật lý càng phát triển thì các phương pháp vật lý trị liệu càng phong phú hơn.

Vật lý trị liệu được xem là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất. Ảnh minh họa

Ngày nay vật lý trị liệu được xem là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất, tác động trực tiếp đến các khiếm khuyết do bệnh tật gây ra từ đó khắc phục được tình trạng bệnh một cách hữu hiệu mà phương pháp dùng thuốc không làm được. Ví dụ như một bệnh nhân cứng khớp sau bất động gãy xương, thuốc sẽ không làm hết cứng khớp, thay vào đó bệnh nhân cần phải được điều trị bằng lực kéo nắn, đó chính là vật lý trị liệu.

Khi nói đến phương pháp điều trị không dùng thuốc nhiều người sẽ nghĩ VLTL thuộc Đông Y  phổ biến với phương pháp châm cứu bấm huyệt. Đa số các bệnh viện vẫn còn tình trạng ghép chung Đông Y vào Khoa VLTL-PHCN là do nhận thức chưa đúng đắn. Điều này là sai bởi VLTL-PHCN thuộc về Tây Y. Tây Y điều trị bệnh dựa trên lý luận khoa học chứng cứ và thiết bị máy mọc hiện đại, không giống Đông Y điều trị dựa trên các thuyết âm dương ngũ hành.

Vật lý trị liệu được áp dụng ở khá nhiều bệnh viện

Và tất nhiên con người tin tưởng vào những gì mắt thấy tai nghe sờ chạm được của y học chứng cứ hơn là những thuyết còn đang gây tranh cãi. Các bệnh viện lớn tại TPHCM đa số đã phân biệt rõ ràng chức năng nhiệm vụ của VLTL - PHCN và Đông Y để tránh gây nhầm lẫn cho người bệnh.

PV
Theo Đời sống Plus