Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:04
RSS

Uber bị cấm ở Việt Nam, Grab giành lợi thế tuyệt đối trong cuộc chơi?

Thứ hai, 13/02/2017, 10:54 (GMT+7)

Không ít ý kiến cho rằng, việc Uber bị cấm ở Việt Nam vào thời điểm này sẽ khiến dịch vụ Grab giành được lợi thế tuyệt đối trên thị trường taxi vốn đang cạnh tranh khốc liệt.

Vào cuối tuần qua, Bộ giao thông vận tải đã chính thức yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Uber Việt Nam không được tiếp tục cung cấp hay phối hợp với các đơn vị vận tải hay chủ phương tiện để kinh doanh vận tải trái với những quy định hiện hành. Như vậy có thể hiểu rằng, thời gian tới Uber bị cấm ở Việt Nam.

Uber bị cấm ở Việt Nam 1

Dư luận đang xôn xao trước việc Uber bị cấm ở Việt Nam trong thời gian tới

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đánh giá, trong thời gian qua cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều ô tô cá nhân, xe hợp đồng sử dụng dịch vụ Uber để kinh doanh, chở khách và thu tiền không đúng quy định pháp luật Do vậy, Bộ yêu cầu Uber ngừng hoạt động cho đến khi hoàn thiện đành đủ các thủ tục.

Về việc Công ty Uber BV (Hà Lan) ủy quyền cho Công ty Uber Việt Nam tham gia đề án thí điểm, Bộ cho rằng điều này chưa phù hợp, cũng không đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của công ty mẹ ở nước ngoài trong việc thực hiện đề án.

Thêm vào đó, ngành nghề kinh doanh mà Uber Việt Nam đăng ký chỉ bao gồm “thăm dò dư luận, nghiên cứu thị trường” và “hoạt động tư vấn quản lý”, không liên quan gì đến hoạt động được công ty Hà Lan ủy quyền. Nói một cách đơn giản hơn, Uber vị cấm ở Việt Nam trong thời gian tới là do kinh doanh vận tải mà không có giấy phép hợp lý.

Uber bị cấm ở Việt Nam 2

Mặc dù cấm Uber Việt Nam song Bộ Giao thông vận tải vẫn cho Grab Taxi hoạt động

Mặc dù Uber bị cấm song đề án GrabCar của Công ty Grab Taxi lại được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và cho phép áp dụng thí điểm ở 5 địa phương do đủ điều kiện tham gia đề án về cung cấp dịch vụ kết nối và hỗ trợ quản lý trong việc vận tải hành khách.

Điều này khiến không ít người cho rằng, việc Bộ Giao thông vận tải cấm Uber Việt Nam song vẫn cho phép Grab Taxi hoạt động trong thời điểm này sẽ tạo cho Grab Taxi cơ hội giành được lợi thế tuyệt đối trên thị trường taxi vốn đang cạnh tranh rất khốc liệt.

Bên cạnh taxi truyền thống, hiện nay cũng có một số doanh nghiệp khác đang kinh doanh dịch vụ vận tải gọi xe thông qua hợp đồng điện tử tương tự như VinasunApp, AdTOS, LiveTaxi,… Song có thể chắc chắn rằng, ngoài Uber Việt Nam (hiện đang bị ngừng hoạt động), chưa có một doanh nghiệp nào được xem như đối thủ xứng tầm với Grab Taxi trong lĩnh vực này. 

Uber bị cấm ở Việt Nam 4

Việc Uber bị cấm ở Việt Nam có thể khiến Grab Taxi giành lợi thế lớn 

Trước tình hình Uber bị cấm ở Việt Nam, một số ý kiến cho rằng Bộ Giao thông vận tải cần sớm hướng dẫn đầy đủ để Uber hoàn thiện đề án và chấp hành tốt các quy định về kê khai và nộp thuế, cũng như thực hiện đầy đủ trách nhiệm với hành khách. Qua đó, Uber Việt Nam có thể sớm quay trở lại thị trường, tăng tính cạnh tranh để từ đó, các đối thủ phải nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân. 

 

Tri Thu (t/h)
Theo Đời sống Plus