Chủ nhật, 19/01/2025 | 07:25
RSS

Tự học cách nhận biết hiện tượng có bầu không cần đi khám

Thứ năm, 22/09/2016, 00:00 (GMT+7)

Hiện tượng có bầu có thể được nhận biết sớm và chính xác thông qua nhưng thay đổi của cơ thể mà không cần dùng que thử thai hay đi khám bác sĩ.

Cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi khi mang trong mình một sinh mệnh mới. Để biết được chính xác liệu mình có thai hay không, chị em có thể sử dụng que thử hoặc trực tiếp tới khám bác sĩ. Tuy nhiên, hiện tượng có bầu có thể được nhận biết bằng một vài dấu hiệu báo trước khá rõ nét.

Hiện tượng có bầu có thể nhận biết qua sự thay đổi của cơ thể

Hiện tượng có bầu có thể nhận biết qua sự thay đổi của cơ thể

Buồn ói

Kể từ khi bắt đầu thành hình, thai nhi sẽ yêu cầu cơ thể mẹ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự sống. Thời gian đầu, cơ thể mẹ chưa quen với áp lực phải nuôi sống thêm một cơ thể khác nên dễ bị thiếu chất, từ đó gây cảm giác mỏi mệt, buồn ói, ghén,…

Chuột rút

Để đủ sức chứa thai nhi trong khoảng thời gian dài, ttử cung buộc phải tự nới rộng để thích ứng với ‘vị khách mới’. Điều này khiến cho mạch máu ở chân phải chịu thêm sức ép, dẫn đến việc bà bầu bị chuột rút (vọp bẻ). Để hạn chế cảm giác khó chịu này, thực đơn hàng ngày của phụ nữ có thai cần được bổ sung canxi. Nếu đau quá hoặc bị chuột rút liên tục có thể học một số động tác massage nhẹ.

Mỏi lưng

Tương tự như với tử cung, hệ thống dây chằng của thai phụ phải chịu thêm một trọng lượng nhất định từ thai nhi và nước ối cũng như việc tử cung nới rộng ra. Do phải hoạt động nhiều hơn, hệ thống dây chằng và cột sống sẽ thường bị mỏi nhức, dẫn tới cảm giác đau lưng. Tuy nhiên, hiện tượng có bầu này có thể bị nhầm với chứng mỏi lưng do làm việc quá sức, do sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc nguyên nhân thời tiết

Mỏi lưng là một trong những hiện tượng có bầu

Mỏi lưng là một trong những hiện tượng có bầu

Nhức đầu

Mang bầu đồng nghĩa với sự thay đổi của các hormone trong cơ thể kết hợp với hiện tượng lượng hồng cầu tụt giảm vì mất nước. Đó là nguyên nhân gây nên chứng nhức đầu ở thai phụ. Để hạn chế những cơn đau nhức ở đầu và thái dương, bà bầu cần thường xuyên đi khám kiểm tra nồng độ hồng cầu và tích cực uống nhiều nước.

Căng tức bầu ngực

Khi có thai, vòng 1 sẽ tăng kích thước do tuyến sữa phát triển. Việc tăng kích thước nhanh chóng khiến bầu ngực căng tức, đặc biệt là với những người có thói quen mặc áo ngực độn dày, chật. Dĩ nhiên, việc đến ngày ‘đèn đỏ’ cũng có thể gây cảm giác tức ngực. Ngoài ra, một số hiện tượng có bầu khác là chậm kinh, khó thở, tần suất đi vệ sinh nhẹ nhiều hơn,…

 

Minh Thùy
Theo Đời Sống Plus