Thứ năm, 28/03/2024 | 18:13
RSS

Truyền thống đón Năm mới kỳ lạ trên khắp thế giới

Thứ ba, 31/12/2019, 14:46 (GMT+7)

Truyền thống đón Năm mới kỳ lạ, độc đáo trên khắp thế giới thể hiện các phong tục tập quán riêng biệt ở mỗi quốc gia. Vào đêm giao thừa ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những truyền thống đón năm mới khác nhau.

Một số truyền thống đón năm mới kỳ lạ, độc đáo ở các quốc gia:

1. Tây Ban Nha: Đếm ngược giao thừa với từng quả nho

Tiệc tùng và bắn pháo hoa là những cách phổ biến để chào đón năm mới trên toàn thế giới Tuy nhiên, từ nhiều năm trước ở Seville, Tây Ban Nha người dân ở đây là chọn cách đếm ngược tới thời khắc giao thừa – mười hai, mười một, mười… với từng quả nho để mang lại may mắn.

2. Ireland: Ném bánh mỳ vào tường

Tại Ireland, người ta thường xua đuổi ma quỷ và những điều không may mắn ra khỏi nhà trước giao thừa. Để làm điều đó họ thường ném những ổ bánh mỳ lên tường. Bên cạnh đó họ cũng ném bánh mỳ lên cửa sổ với niềm tin rằng bánh mỳ đập vào của sổ sẽ đem đến vận may cho năm mới sắp tới. Đây đúng là một kiểu ăn mừng năm mới khá lãng phí đúng không?

3. Đan Mạch: Ném vỡ những chiếc đĩa và kính cũ vào cửa nhà của người thân

Người Đan Mạch ném những chiếc đĩa và kính cũ vào cửa nhà của người thân và bạn bè với mong muốn xua đuổi những điều xui xẻo trong năm cũ. Họ cũng thường đứng từ trên ghế ngồi, sau đó nhảy xuống đất với hy vọng sẽ đạt được nhiều may mắn trong tháng đầu tiên của năm.

4. Nhật Bản: Đánh 108 tiếng chuông

Vào thời khắc giao thừa, toàn bộ các ngôi chùa và đền thờ ở Nhật Bản sẽ đồng loạt đánh lên 108 tiếng chuông để xua đuổi 108 cảm xúc ma quỷ của con người. Người Nhật tin rằng, tiếng chuông giao thừa – Joyanokane sẽ giúp họ rũ sạch những tội lỗi của năm trước. Theo truyền thống, 107 hồi chuông được rung vào ngày cuối cùng của năm cũ và 108 hồi vào năm mới.

Ngoài ra người Nhật thường ăn mì kiều mạch – Toshikoshi soba (có nghĩa là mì “năm đã qua”) vào đêm giao thừa để mong có một cuộc sống trường thọ. Truyền thống ăn mì soba vào đêm giao thừa bắt nguồn từ thế kỷ 13 – 14, nhưng đến tận thời Edo mới bắt đầu thịnh hành.

5. Truyền thống đón năm mới tại các quốc gia châu Mỹ

Ở Brazil, Bolivia và Venezuela, để mang lại sự may mắn, người dân sẽ mặc đồ lót màu sắc sặc sỡ vào đêm giao thừa. Trong đó, màu đỏ với ý nghĩa sẽ mang lại tình yêu trong năm mới, màu vàng tượng trưng cho tiền bạc, sự giàu có. Người dân Colombia thì mang theo những chiếc vali rỗng đi vòng quanh khu nhà với hy vọng một năm mới tràn ngập những chuyến du lịch. Ở Chile, mọi người nắm những đồng xu trong tay hoặc đặt tiền ở cửa để hy vọng về một năm mới đủ đầy. Ở Ecuador, đàn ông có thể mang tóc giả, trang điểm đậm và mặc váy ngắn. Ở Argentina, dịp năm mới đúng vào mùa hè, như ở nhiều nước Nam Mỹ khác, vì vậy các gia đình thường đi biển.

6. Nga: Nuốt toàn bộ điều ước cùng điều ước cùng rượu champagne

Tại Nga, mỗi dịp năm mới, người dân sẽ viết điều ước năm mới của mình vào một tờ giấy và cho nó vào một cốc champagne. Vào đúng thời khắc chuông đồng hồ điểm 12 giờ, mọi người sẽ nuốt toàn bộ điều ước của mình cùng với rượu champagne với hy vọng điều ước năm mới sẽ trở thành hiện thực.

7. Phần Lan: Tạo những khuôn hình khác nhau bằng thiếc nóng chảy

Ở Phần Lan, người dân dự đoán năm mới bằng một nét văn hóa độc đáo và thú vị. Họ sẽ đun thiếc nóng chảy và đổ vào những khuôn hình khác nhau. Hình trái tim hoặc chiếc nhẫn tượng trưng cho tình yêu và đám cưới, một con tàu với điều ước được đi du lịch hay chú lợn với dự báo tới một năm mới no đủ.

8. Romania: Xua đuổi ma quỷ mà bằng các điệu nhảy

Romania là một đất nước tôn thờ truyền thống. Vào đêm giao thừa người dân nơi đây thường tổ chức những nghi lễ về cái chết, sự hồi sinh và nhảy những điệu múa đặc biệt.

Các vũ công sẽ mặc lên mình những bộ lông thú và đeo mặt nạ bằng gỗ với những hình dáng của các con vật như dê, ngựa, gấu, ... sau đó họ nhảy từ nhà này sang nhà khác để xua đuổi ma quỷ. Điệu nhảy phổ biến nhất là điệu nhảy của gấu.

9. Scotland: Xông đất đem lại may mắn đầu năm

Đất nước xa xôi Scotland có truyền thống đón năm mới khá giống với Việt Nam chúng ta đó là Xông đất. Trong dân gian Scotland, “First Footing” còn được gọi là quaaltagh hoặc qualtagh là người đầu tiên bước qua ngưỡng cửa sau nửa đêm.

Người Anh tin rằng, vị khách nam đầu tiên đến thăm nhà sẽ đem lại may mắn cho gia chủ và nếu vị khách đó có tóc đen thì càng may mắn gấp bội. Họ sẽ mang theo món quà như tiền, bánh mì, muối, rượu whisky hoặc than đá nhằm chúc gia chủ sẽ có cuộc sống đầy đủ trong suốt năm.

Tuy nhiên người Anh rất kiêng kỵ những người có tóc vàng hoặc đỏ là phụ nữ đến xông đất bởi họ nghĩ những người này sẽ mang đến xui xẻo.

10. Hy Lạp: Treo hành tây trước cửa

Theo truyền thống, một củ hành tây thường được treo trên cửa trước của những ngôi nhà tại Hy Lạp. Hình ảnh này mang ý nghĩa của sự tái sinh trong năm mới. Ngoài ra, vào ngày Tết, cha mẹ sẽ đánh thức con dậy bằng cách dùng hành tây gõ nhẹ vào đầu chúng.

Khoảng thời gian cuối năm không khí lễ hội bao trùm khắp muôn nơi trên thế giới. Những giây phút kết thúc năm cũ và chào đón một năm mới luôn được mọi người chào đón với nhiều hy vọng, ước mơ và niềm vui. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có truyền thống đón Năm mới kỳ lạ và độc đáo khác nhau. 

Lạc Lạc
Theo Đời sống Plus/GĐVN