Thứ năm, 17/10/2024 | 11:02
RSS

Trẻ không chịu ăn rau: Có cách nào cải thiện không?

Thứ năm, 17/10/2024, 11:02 (GMT+7)

Trẻ không chịu ăn rau có thể ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, nên khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Có nhiều cách giúp trẻ ăn uống đa dạng hơn, hứng thú với việc ăn rau hơn.

Làm gì khi trẻ không chịu ăn rau
MỤC LỤC
Trẻ không chịu ăn rau có sao không?
Nguyên nhân trẻ không chịu ăn rau 
Nhu cầu chất xơ của trẻ theo độ tuổi
Làm thế nào để đối phó với việc trẻ không chịu ăn rau?
Bổ sung Men vi sinh - Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa

Trẻ không chịu ăn rau có sao không?

Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm không thể thiếu trong mỗi khẩu phần ăn, đặc biệt có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. 
Trẻ không chịu ăn rau có thể dẫn đến một số vấn đề như: 
 
Thiếu hụt chất xơ
 
Rau là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón. Nếu trẻ không ăn rau, có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi.
 
Thiếu vitamin và khoáng chất
 
Rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, C, K và các chất chống oxy hóa, cùng với khoáng chất như sắt, canxi. Việc không ăn rau có thể làm trẻ thiếu hụt các dưỡng chất này, ảnh hưởng đến sức đề kháng, phát triển xương, và sức khỏe tổng thể.
Ví dụ, thiếu vitamin C có thể làm giảm khả năng miễn dịch, trong khi thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu.
 
Nguy cơ tăng cân hoặc béo phì
 
Nếu trẻ không ăn rau, có thể thay thế bằng các thực phẩm khác ít dinh dưỡng hơn nhưng giàu calo như đồ ăn vặt hoặc thức ăn chứa nhiều đường và chất béo. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát hoặc béo phì.
 
Hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh
 
Trẻ không ăn rau có thể hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh khi lớn lên, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, và huyết áp cao.
 
Rau xanh rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Nguyên nhân trẻ không chịu ăn rau 

Bạn có bao giờ từng thắc mắc vì sao mọi đứa trẻ đều có điểm chung là rất ghét ăn rau hay không? Có rất nhiều lý do dẫn tới việc trẻ không hợp tác thậm chí sợ phải ăn rau:
 
  1. Lưỡi trẻ có nhiều gai vị giác hơn do đó nhạy cảm hơn với mùi vị so với người trưởng thành;
  2. Các loại rau thường có vị đắng hoặc mùi vị không hấp dẫn đối với trẻ nhỏ;
  3. Trẻ sợ ăn thức ăn mới: rau xanh có màu sắc và mùi vị khác lạ so với đa số các món ăn trẻ hay ăn, khiến trẻ không dám ăn thử;
  4. Thiếu thói quen ăn rau: nếu không được tập làm quen với việc ăn rau ngay từ nhỏ, trẻ có thể không quen với hương vị và sẽ không muốn thử;
  5. Trẻ nhỏ có xu hướng học tập và bắt chước theo những thói quen, hành động của người lớn, vì thế, nếu cha mẹ không ăn rau, trẻ cũng sẽ từ chối việc ăn rau;
  6. Trải nghiệm “xấu”: việc bị la mắng, thúc ép ăn rau trở thành một sự ám ảnh, làm cho trẻ sợ và không muốn vào bàn ăn mỗi khi nhìn thấy rau xanh; 
  7. Các món ăn màu sắc, trình bày hấp dẫn, có mùi thơm thường sẽ kích thích vị giác và được trẻ ưa thích hơn, trong khi các món rau có màu sắc không bắt mắt, trình bày đơn điệu;
  8. Mặc dù hiếm khi xảy ra, một số trẻ dị ứng hoặc không dung nạp với một thành phần bất kỳ trong 1 số loại rau khiến chúng từ chối việc ăn rau.

Nhu cầu chất xơ của trẻ theo độ tuổi

Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất xơ từ các loại rau cần thiết cho trẻ ở từng độ tuổi như sau:
• 1-3 tuổi: Khoảng 1-1.5 chén rau mỗi ngày;
• 4-8 tuổi: Khoảng 1.5-2 chén rau mỗi ngày;
• 9-13 tuổi: Khoảng 2-2.5 chén rau mỗi ngày;
• 14-18 tuổi: Khoảng 2.5-3 chén rau mỗi ngày (có thể nhiều hơn cho thanh thiếu niên nam)

Làm thế nào để đối phó với việc trẻ không chịu ăn rau?

Muốn giúp trẻ sẵn sàng ăn rau mỗi ngày, bạn nên quan sát và lắng nghe suy nghĩ của trẻ để hiểu được nguyên nhân trẻ không thích ăn . Biết được những điều con suy nghĩ và mong muốn, sẽ giúp các mẹ tìm ra giải pháp giúp trẻ ăn rau nhiều hơn.
Phần lớn việc trẻ không muốn ăn rau liên quan đến mùi vị, màu sắc của các món rau không hấp dẫn với trẻ, cũng như việc người lớn thúc ép tạo tâm lý sợ hãi cho trẻ. Một số giải pháp có thể hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng thử đó là:
 
Tìm hiểu và chế biến theo sở thích của trẻ
 
Chế biến các món ăn theo sở thích của trẻ sẽ giúp trẻ ăn rau nhiều hơn, đảm bảo cho nhu cầu chất xơ hàng ngày;
Cho trẻ ăn thử với lượng rau nhỏ
Có thể trộn lẫn với các món ăn hàng ngày để trẻ làm quen dần với việc ăn rau.
Chế biến các món ăn trẻ thích kết hợp với rau củ như salad rau củ, súp rau củ, nước ép, mì spaghetti, sinh tố…   
 
Bắt đầu với các loại rau củ có vị ngọt
 
Các loại củ quả có vị ngọt như ngô, đậu hà lan, khoai lang,..có vị ngọt tự nhiên, có thể kích thích vị giác và tạo ấn tượng tốt cho trẻ về việc ăn rau.
 
Trình bày đĩa rau củ thật hấp dẫn, bắt mắt
 
Trang trí đĩa ăn bằng các loại rau củ để tạo ra những món ăn bắt mắt, nhiều màu sắc sẽ khiến trẻ thích thú và có cảm giác muốn thử.
 
Trình bày bắt mắt giúp trẻ cảm thấy thích thú và muốn ăn rau
 
Cho trẻ ăn rau xanh kèm với các loại nước chấm hấp dẫn
 
Kết hợp rau xanh với nước chấm phù hợp giúp tăng hương vị và màu sắc, hình thức cho món rau, giúp trẻ hết “lười ăn rau”.
 
Đừng ép buộc, hãy trở thành tấm gương cho trẻ
 
Trẻ nhỏ thường có xu hướng học theo những gì người lớn làm. Vì vậy, thay vì ép trẻ phải ăn rau, cha mẹ hãy ăn rau trong mỗi bữa ăn hàng ngày, để trẻ nhìn thấy và học theo.
 
Cho trẻ tự chọn và chế biến những gì mình ăn
 
Việc được tự lựa chọn và quyết định món ăn, tự đi mua nguyên liệu sau đó tự tay tạo ra món ăn sẽ tạo cho trẻ cảm giác có thành tựu. Chúng sẽ rất háo hức và mong chờ để ăn sạch món ăn do chính mình làm ra.
Không chỉ vậy, việc cùng trẻ đi chợ, nấu cơm là thời gian tuyệt vời để gắn kết tình cảm, mẹ cũng dễ dàng giới thiệu nhiều loại rau khác nhau và thế giới xung quanh cho trẻ.
 
Thay đổi thực đơn thường xuyên
 
Ăn quá nhiều một món liên tục sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và không còn mong chờ bữa ăn hàng ngày. 
Việc mẹ luôn luôn thay đổi thực đơn đa dạng, mỗi ngày đều là một món mới, sẽ khiến trẻ có cảm giác hồi hộp, chờ đợi đến giờ cơm để xem hôm nay ăn gì.
 
Bổ sung Men vi sinh - Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa
 
Trẻ không chịu ăn rau có thể dễ bị rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột. 
Ngoài những giải pháp giúp trẻ hứng thú với việc ăn rau hơn, cha mẹ cũng có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ. 
Men vi sinh là chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn, giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng do loạn khuẩn đường ruột gây ra. 
Trên thị trường có nhiều loại men vi sinh. Cha mẹ nên tham khảo sản phẩm có chứa Bacillus clausii dạng bào tử. Bởi khi ở dạng bào tử, lợi khuẩn sẽ dễ dàng vượt qua hàng rào axit, dịch vị dạ dày, bền với môi trường nhiệt, vào đến đường ruột với tỷ lệ sống sót cao. Tại đây, men vi sinh sẽ phát huy tác dụng. 
Men vi sinh có chứa Bacillus clausii dạng bào tử hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo bổ sung cho cả gia đình.
 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO

Thành phần
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu: chất độn (maltodextrin, lactose).
Công dụng
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại