Thứ ba, 17/09/2024 | 01:55
RSS

Tổng hợp những cách giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân đều

Thứ sáu, 30/08/2024, 11:13 (GMT+7)

Bé biếng ăn, chậm lớn, hay ốm vặt khiến mẹ lo lắng không thôi. Để mỗi bữa ăn không còn là trận chiến, mẹ hãy nhanh tay lưu lại và áp dụng những cách giúp bé ăn ngon miệng ngay nhé.

Tổng hợp các cách giúp bé ăn ngon miệng

MỤC LỤC
Vì sao con bạn lại bị biếng ăn
Những cách giúp bé ăn ngon miệng mà mẹ có thể áp dụng
Cải thiện tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn bằng cách bổ sung men vi sinh

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Trước khi tìm được cách giúp bé ăn ngon miệng, cần hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ biếng ăn.

Đối với các bậc cha mẹ, không gì quan trọng bằng việc con mình ăn ngoan, ngủ ngoan và khỏe mạnh.

Nhưng bé lại chẳng chịu hợp tác, cứ đến bữa là quấy khóc, không chịu ăn cơm, biến bữa cơm thành trận chiến của cả nhà. 

Biếng ăn khiến trẻ cứ mãi thấp bé, chẳng chịu tăng cân, đề kháng yếu và thường xuyên bị ốm.

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao có những đứa trẻ ăn rất ngoan, việc cho ăn vô cùng dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng với những đứa trẻ khác, ăn uống lại vô cùng khó khăn.

Một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và không hợp tác mỗi bữa ăn phổ biến bao gồm: 

Sai lầm trong chế biến món ăn
Chế độ ăn mất cân đối, thiếu các vi chất
Thức ăn không hợp khẩu vị
Biếng ăn sinh lý
Trẻ biếng ăn do sợ ăn, bị ép ăn
Do thói quen ăn vặt của trẻ
Trẻ không tập trung ăn uống 
Trẻ ăn không ra bữa, thích ăn lúc nào thì ăn
Cha mẹ nuông chiều, cho con ăn theo ý thích của trẻ
Do rối loạn tiêu hóa, đang bị bệnh hoặc tác dụng phụ của thuốc

Một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Những cách giúp bé ăn ngon miệng mà mẹ có thể áp dụng 

Bữa ăn đối với trẻ nhỏ cũng là một trải nghiệm để khôn lớn. Vì vậy đừng để biếng ăn ảnh hưởng tới sự phát triển và trải nghiệm của trẻ.

Để mỗi bữa ăn không còn là trận chiến mỗi ngày của cả nhà, mẹ hãy thử thay đổi thói quen ăn uống của trẻ bằng những cách sau đây:

Đa dạng món ăn trong khẩu phần của trẻ

Ăn mãi một món có thể khiến trẻ mất dần hứng thú và không còn mong đợi bữa ăn hàng ngày. 

Thay vì vậy, mẹ nên đầu tư vào việc đa dạng hóa các món ăn hàng ngày, làm cho bữa ăn trở nên phong phú và luôn mới lạ trong mắt của trẻ.

Thay đổi món ăn mỗi ngày sẽ khơi gợi sự tò mò và hứng thú cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy bữa ăn không còn nhàm chán thậm chí còn mong đợi tới giờ ăn. 

Đa dạng món ăn để trẻ làm quen với nhiều hương vị khác nhau, tập tiếp nhận các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng là cách để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện cũng như hạn chế trẻ biếng ăn. 

Trang trí đồ ăn đẹp mắt, hấp dẫn

Hầu hết trẻ nhỏ đều thích những thứ xinh xắn, nhiều màu sắc sặc sỡ và bắt mắt. Nếu trẻ biếng ăn và không chịu ngồi vào bàn ăn, mẹ có thể học cách trang trí món ăn theo nhân vật hay màu sắc trẻ yêu thích. 

Điều này sẽ tạo hứng thú cho trẻ và chẳng cần bắt ép, trẻ cũng sẽ tự giác ngồi vào bàn ăn để khám phá món ăn đầy mới lạ và hấp dẫn. Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cách này để giúp trẻ ăn rau nhiều hơn, món ăn mà mọi đứa trẻ đều rất lười ăn.

Trang trí món ăn đẹp mắt giúp trẻ cảm thấy hứng thú với bữa ăn

Cho trẻ lựa chọn ăn những thứ mình thích

Một trong những phương pháp để bé không còn trốn tránh bữa ăn đó là cho trẻ tự lựa chọn và ăn những gì chúng thích.

Trẻ nhỏ có xu hướng thích tự làm mọi thứ giống người lớn, do đó việc để trẻ tự lựa chọn và ăn thứ mình muốn sẽ làm trẻ cảm thấy thích thú vui vẻ và ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn.

Mặc dù trẻ có thể tự lựa chọn món mình thích, mẹ cũng nên thay đổi lựa chọn mỗi ngày để trẻ được tiếp xúc đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm. Hạn chế việc cho trẻ ăn liên tục một món thường xuyên.

Không khí bữa ăn cũng ảnh hưởng quan trọng, một bữa ăn vui vẻ, thoải mái bao giờ cũng được mong chờ hơn là một bữa ăn quá nghiêm khắc, trẻ bị ép phải làm nhiều thứ mình không thích và ăn những món trẻ không muốn.

Khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý, khoa học

Thiết lập khoảng cách giữa các bữa ăn khoa học, hợp lý là một trong những giải pháp để trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn.

Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày quá gần, trẻ sẽ chưa có cảm giác đói và không hợp tác. 
Ngược lại nếu khoảng cách các bữa quá xa, có thể khiến tình trạng biếng ăn xấu đi, bởi vì, khi đó trẻ đã cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn.

Ngoài ra, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn vặt trong thời gian các bữa chính và cố gắng cho trẻ ăn cùng với bữa ăn của gia đình để hình thành thói quen ăn uống đúng giờ từ sớm.

Việc ăn cùng mọi người cũng sẽ tạo kích thích khiến cho trẻ muốn ăn hơn, tập ăn giống người lớn xung quanh. Trẻ sẽ tự giác ăn mà chẳng cần thúc ép.

Kiên nhẫn hơn với trẻ

Việc trẻ ngậm thức ăn không chịu nhai hay nhất quyết không chịu há miệng có thể thử thách kiên nhẫn của cha mẹ. 

Tuy nhiên quát mắng hay đe dọa trẻ không những không có tác dụng mà còn khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và trốn tránh mỗi khi đến bữa ăn. 

Bữa ăn là một trải nghiệm, hãy cùng trẻ tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong hành trình khôn lớn. 

Dành nhiều kiên nhẫn và thời gian hơn, cùng trẻ vào bếp để trẻ cùng tham gia nấu ăn, trẻ sẽ rất háo hức để thử thành quả của mình.

Áp dụng quy tắc 5 không

Để trẻ sớm hình thành thói quen ăn đúng bữa và tự giác, không quấy khóc hay biếng ăn, quy tắc 5 không là một trong những điều mà mẹ nên áp dụng. 

Không cho trẻ ăn rong: Tập cho trẻ thói quen ngồi ghế, cố định ở một vị trí ngay từ khi ăn dặm. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen, ngồi ghế tức là đến giờ ăn, trẻ nên tập trung vào việc ăn uống mà không được chú ý đến việc khác.
Không cho trẻ nô đùa khi ăn: Mẹ không nên cho trẻ tham gia các hoạt động mạnh, đùa nghịch, chạy nhảy trong bữa ăn, như vậy có thể dẫn đến hiện tượng xóc bụng, đau bụng, khó chịu, nôn trớ. 
Không cho trẻ nghịch đồ chơi khi ăn: Để trẻ tập trung vào bữa ăn, ăn nhiều và ngon miệng, mẹ không nên cho trẻ nghịch đồ chơi. Việc có món đồ chơi yêu thích trong tay, trẻ sẽ bị mất tập trung, không muốn ăn hoặc ăn rất ít.
Không bắt ép trẻ ăn bằng mọi cách: không nên ép con ăn bằng mọi cách, như vậy có thể gây nên những tác dụng ngược. Trẻ có ác cảm với đồ ăn, không còn cảm giác thèm ăn, thậm chí quấy khó hoặc phản kháng để không phải ăn cơm. 
Không thỏa hiệp bằng cách trẻ xem tivi, điện thoại, iPad:  Với nhiều bậc cha mẹ ngày nay, để cho trẻ ngoan ngoãn ăn cơm, thường dỗ con bằng việc cho trẻ xem điện thoại, iPad. Tuy nhiên điều này sẽ khiến trẻ có thói quen xấu, phải được xem điện thoại mới ăn cơm. Vừa xem vừa ăn không hề tốt cho dạ dày và tiêu hóa của trẻ, thậm chí trẻ rất hay ngậm cơm không chịu nhai vì xem quá tập trung. Do đó, mẹ nên nghĩ cách “cai nghiện” tivi, điện thoại, iPad hay bất cứ thiết bị điện tử nào khi trẻ ăn uống.

Cải thiện tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn nhờ bổ sung men vi sinh

Trẻ nhỏ thường gặp phải vấn đề tiêu hóa kém, táo bón, đầy bụng dẫn tới việc biếng ăn, không chịu ăn uống.

Bổ sung lợi khuẩn được xem là một trong những giải pháp giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Men vi sinh cung cấp lượng lớn vi khuẩn có lợi đường ruột, kích thích nhu động ruột, kích thích quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cho trẻ. 

Nhờ vậy mà trẻ không còn tình trạng khó tiêu, táo bón hay đầy bụng. Tiêu hóa khỏe tạo cảm giác đói bụng, kích thích cơn thèm ăn và khiến trẻ mong chờ bữa ăn hàng ngày.

Men vi sinh chứa chủng Bacillus clausii, là chủng được cung cấp dưới dạng bào tử lợi khuẩn, chịu được tác động nhiệt, môi trường acid và muối mật. Do có sinh khả dụng và khả năng sống sót cao, đây là chủng lợi khuẩn thường được ứng dụng trong các chế phẩm men vi sinh hiện nay.

Men vi sinh chứa Bacillus clausii (dạng bào tử) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO

Thành phần

Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu

Công dụng

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.

Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.

Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại