Thứ tư, 24/04/2024 | 01:34
RSS

Tin tức thời sự nóng nhất 24h, mới nhất hôm nay ngày 7/2/2019

Thứ năm, 07/02/2019, 17:15 (GMT+7)

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 7/2/2019, tin thời sự mới nhất trong ngày, cập nhật thông tin, hình ảnh về các vấn đề thời sự trong nước.

Đưa Việt Nam vào top 10 về chế biến nông sản của thế giới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị sáng 3/1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị sáng 3/1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra yêu cầu, trong 10 năm tới, Việt Nam vào top 15 nước nông nghiệp phát triển và vào top 10 về chế biến nông sản của thế giới Năm 2018, nông nghiệp Việt Nam đã đạt bước tiến vượt bậc khi xuất khẩu nông sản đem về cho đất nước hơn 40 tỷ USD. Điều đáng nói là mặc dù sản lượng xuất khẩu không tăng nhưng giá trị nông sản lại tăng khá mạnh. Nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việc tái cơ cấu nông nghiệp đúng hướng trong năm qua đã hình thành hàng nghìn chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Một thống kê cho thấy, nhà máy chế biến hiện đại có thể giúp tiêu thụ được hết nông sản cho nông dân làm ra và giúp tối ưu hóa nông sản từ mức 50 - 80%. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, việc phát triển các nhà máy chế biến nông sản phải là khâu đột phá để nông dân có thể sống và làm giàu từ nông nghiệp.

Với 2 triệu ha đất, nông dân nước ta sản xuất được khoảng 26 triệu tấn rau củ quả mỗi năm. Tuy nhiên, lượng rau củ quả chế biến mới chỉ đạt khoảng 1 triệu tấn, 25 triệu tấn còn lại phải bán tươi hoặc xuất khẩu thô. Với việc đầu tư các nhà máy chế biến sâu, tỷ lệ nông sản chế biến của Việt Nam có thể tăng nhanh trong 1 - 2 năm tới. Điều đáng nói, các nhà máy được xây dựng đều xác định hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất, chăn nuôi đến chế biến, xuất khẩu, giúp nông dân tăng thu nhập và nâng cao giá trị nông sản.

Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu và vùng trồng, nếu Việt Nam xây dựng được khoảng 200 nhà máy chế biến với công suất từ 50.000 - 150.000 tấn/năm, đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của nước ta có khả năng đạt mức 15 tỷ USD. Vấn đề là phải có chính sách đầu tư thực sự để thúc đẩy ngành này.

Rõ ràng chúng ta phải thay đổi một cách quyết liệt về chiến lược công nghiệp, nghĩa là cả dịch vụ và công nghiệp phải xoay quanh nông nghiệp, dựa vào thế mạnh đó để đưa đất nước đi lên. Theo nhiều chuyên gia, nếu quyết tâm thay đổi, quyết tâm hành động, 10 năm là rất đủ để Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản của thế giới.

Du khách ùn ùn đổ về Đà Lạt du lịch đầu năm
Du khách từ nhiều ngả đổ về Đà Lạt (Lâm Đồng) du lịch khiến thành phố ngàn hoa trở nên chật chội, giao thông quá tải trong những ngày đầu năm Kỷ Hợi.
Trong ngày mùng 3 tết, Đà Lạt đã đón một lượng lớn du khách từ nhiều nơi đổ về khiến giao thông bị quá tải, các con đường trung tâm thành phố bị ách tắc.

Tuy nhiên, do lực lượng chức năng của thành phố đã tính trước được điều này, tăng cường quân số, phân công chốt trực 24/24 tại các điểm trọng yếu nên việc đi lại, vui chơi của khách du lịch vẫn được thông suốt.

Khách du lịch ùn ùn đổ về TP.Đà Lạt du lịch những ngày đầu năm mới. 

Theo ghi nhận của PV, tại các cơ sở lưu trú du lịch, giá phòng tăng lên gấp 2 đến 5 lần so với ngày thường, tuy nhiên đã có sự công khai, niêm yết giá. 

Anh Nguyễn Văn Tuấn, chủ một cơ sở lưu trú du lịch tại đường Bùi Thị Xuân cho biết, trước giao thừa thì nhà nghỉ của anh đã được khách đặt hết phòng, hiện tại chưa thể nhận thêm khách. Theo anh Tuấn, lượng khách lên Đà Lạt du lịch Tết  Nguyên Đán năm nay khá đông, tuy nhiên cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Anh Nguyễn Văn Thùy, khách du lịch trong tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng những ngày tết thì khách du lịch sẽ không nhiều nên đã đưa vợ con lên tham quan. Tuy nhiên, khá thất vọng vì lượng khách quá đông, các địa điểm ăn uống cũng bị quá tải vào những giờ cao điểm, có người đợi khoảng 30 phút mới mua được một phần cơm trưa".

Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, chấn chỉnh tình trạng nâng giá, ép giá của các cơ sở dịch vụ ăn uống và tăng cường nâng cấp, đầu tư thêm các sản phẩm du lịch tại các khu, điểm tham quan.

Nhiều người đi bộ vẫn "lười" ấn đèn giao thông ưu tiên, đi cầu vượt bộ hành
Có vạch kẻ đường riêng cho người đi bộ, cầu vượt đi bộ nhưng để "tiết kiệm thời gian", nhiều người bất chấp cả sự an toàn của bản thân và người khác.
Tuyến phố Láng Hạ, các cột đèn đều có những nút ấn điều khiển đèn dành cho người đi bộ qua đường. Tuy nhiên, thay vì ấn nút đèn giao thông để cho các phương tiện đang lưu thông dừng lại, người đi bộ ngang nhiên lao sang đường giữa dòng các phương tiện vẫn đang di chuyển.

Ở tuyến phố Chùa Bộc, cầu đường bộ ở ngay sát bên thế nhưng, thay vì đi qua cầu đường bộ để sang đường, nhiều người đi thẳng dưới lòng đường, xen giữa dòng phương tiện tấp nập đông đúc, dù vừa mất an toàn, vừa mất thời gian hơn so với lên cầu đường bộ.

Tuy đã có luật xử phạt người đi bộ sai luật nhưng không phải thời điểm nào lực lượng chức năng cũng có thể tiến hành nhắc nhở, xử phạt người đi bộ. Nếu người đi bộ vẫn không tự giác chấp hành luật, cố tình đi sai phần đường của mình thì ùn tắc đường, mất an toàn giao thông tại các đô thị cũng là một hệ quả tất yếu từ tình trạng này.

Trang Luv (TH)
Theo Đời sống Plus/GĐVN