Thứ hai, 09/09/2024 | 19:22
RSS

Thiếu hụt estrogen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ sáu, 28/07/2023, 06:47 (GMT+7)

Estrogen là thành phần quan trọng đối với cơ thể nữ giới, nó có nhiệm vụ trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Một khi cơ thể bị thiếu hụt estrogen sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống. Vậy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra và cách khắc ph

Thiếu hụt estrogen là gì

I. Thiếu hụt estrogen là gì? 

Thiếu hụt estrogen là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố - hormone sinh dục nữ dẫn tới cơ thể có những biểu hiện khác thường. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển cơ quan sinh dục và giữ nhiều vai trò quan trọng khác đối với sức khỏe nữ giới như: duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể, độ mịn màng tươi trẻ của làn da, sức khỏe xương cũng như hoạt động hệ thống sinh sản hiệu quả. Ngoài ra, estrogen cũng có một vài nhiệm vụ thiết yếu khác trong cơ thể người phụ nữ. Nói một cách khác estrogen là thứ khiến phụ nữ trở thành phụ nữ.

Hàm lượng estrogen sẽ không phải là con số cố định ở mọi thời điểm. Trong trường hợp estrogen liên tục có dấu hiệu suy giảm thì có thể cơ thể đang bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh hoặc do phát sinh bởi một số yếu tố bên ngoài tác động và dự báo bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề về sức khỏe. Khi tuổi càng cao thì nồng độ estrogen sẽ khó có thể cân bằng và thậm chí còn có thể mất dần.

Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu hụt estrogen ở nữ giới gồm có:

  • Hàm lượng estrogen thấp hầu do tuổi tác - là nguyên nhân phổ biến và như đã nói ở trên có thể estrogen sẽ ngừng sản xuất ở người cao tuổi. Ở độ tuổi mãn kinh, estrogen giảm mạnh: cụ thể như trong giai đoạn này estrogen trong cơ thể sẽ bị chuyển từ việc được sản xuất tại buồng trứng thành sản xuất chất béo trong cơ thể.
  • Cơ thể đối mặt với những yếu tố di truyền như hội chứng turner một rối loạn trong cơ thể nữ giới do một nhiễm sắc thể.
  • Có biểu hiện chán ăn hoặc gặp phải vấn đề gây rối loạn ăn uống khiến cơ thể mất dần các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì lượng hormone trong cơ thể được cân bằng.
  • Nguy cơ suy buồng trứng là tình trạng buồng trứng ngừng sản xuất trước 40 tuổi, nó làm tình trạng mãn kinh tới sớm. Hoặc một số tình trạng rối loạn tự miễn tấn công tới buồng trứng làm ngăn cản quá trình sản xuất estrogen.
  • Ống trứng bị co thắt làm tác động đến quá trình vận chuyển máu đến buồng trứng, điều này cũng làm estrogen bị suy giảm.
  • Sử dụng thuốc tránh thai gây ức chế khả năng hoạt động của estrogen và progesterone.

II. Thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới như thế nào? 

1. Rối loạn kinh nguyệt

Việc cơ thể cân bằng nội tiết tố estrogen sẽ thể hiện qua chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Estrogen quá thấp sẽ gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, lúc nhiều lúc ít, chu kỳ xuất hiện thất thường, đôi khi còn có thể xảy ra tình trạng mất kinh.

2. Lão hóa da

Suy giảm estrogen cũng làm ảnh hưởng tới sắc đẹp của phái nữ. Trong đó làn da trắng sáng, mịn màng, không nếp nhăn cũng phụ thuộc vào hàm lượng estrogen. Thiếu hụt estrogen sẽ ảnh hưởng tới tổ chức dưới da khiến mỡ vùng này bị suy giảm, dẫn tới gia tăng sắc tố melanin làm da mặt xuất hiện những vết nám sạm, tàn nhang.

Ngoài ra, da dẻ trở nên khô ráp, khả năng đàn hồi kém từ đó dễ thấy được những nếp nhăn và da chảy xệ và càng ngày càng thấy rõ nếu không tìm phương pháp khắc phục.

3. Suy giảm serotonin dẫn đến trầm cảm, stress

Estrogen có mối liên hệ tới serotonin - một chất được tìm thấy trong não bộ có tác dụng tăng cường tâm trạng. Do đó, việc cơ thể bị suy giảm nồng độ estrogen sẽ góp phần làm serotonin cũng bị giảm theo và làm ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng hoặc thậm chí có thể gây ra chứng trầm cảm. 

Đặc biệt, với những trường hợp phụ nữ sau khi sinh, bên cạnh việc chăm lo cho con nếu ngủ không được đủ giấc, nồng độ estrogen giảm quá nhanh cũng chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh bị trầm cảm sau sinh.

Suy giảm Estrogen gián tiếp dẫn đến trầm cảm, stress

Suy giảm Estrogen gián tiếp dẫn đến trầm cảm, stress

>>> XEM THÊM: TOP 6 thực phẩm tăng nội tiết tố nữ dễ tìm, dễ mua

4. Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung

Tình trạng viêm này thường gặp ở nữ giới trong giai đoạn mãn kinh, khi nồng độ estrogen trong cơ thể không đủ để giúp chăm sóc sức khỏe sinh lý, điều này khiến cho lớp âm đạo bị mất lớp bề mặt, khô hạn từ đó dẫn tới “cô bé” dễ bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Để người bệnh có thể phân biệt chính xác tình trạng viêm nhiễm âm đạo là do sự thiếu hụt nội tiết trong cơ thể, cần chú ý tới những dấu hiệu như: Huyết trắng ít, có mùi hôi, khó chịu, có thể có máu, đau vùng bụng dưới, nóng rát vùng âm đạo. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện tình trạng đau buốt, tiểu lắt nhắt, người bệnh cần đi khám để có thể xác định chính xác.

5. Vô sinh

Estrogen đối với cả nam và nữ đều cần thiết, tuy nhiên, việc sản xuất estrogen ở nữ giới cao hơn. Một khi nồng độ này ở cơ thể phụ nữ bị suy giảm dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệtsuy giảm ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, còn xảy ra bệnh loãng xương, tim mạch và các vấn đề khác liên quan ở cả nam, nữ.

  • Đối với nữ giới mà nói, buồng trứng là cơ quan chính giúp cơ thể phái nữ sản sinh ra lượng estrogen cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc phát triển giới tính và khả năng sinh sản. Do đó, khi estrogen bị thiếu hụt nghiêm trọng sẽ dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, quá trình thụ thai từ đó cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
  • Đối với nam giới, cơ thể sẽ xuất hiện một vài thay đổi, một số nồng độ testosterone bị chuyển thành estrogen, giúp hỗ trợ sức khỏe và một số vấn đề liên quan tới khả năng sinh sản vì khi số lượng tinh trùng, sức khỏe tinh trùng ham muốn tình dục bị tác động sẽ dẫn tới nguy cơ cao ảnh hưởng tới quá trình thụ thai.

6. Loãng xương sau mãn kinh

Khi thiếu hụt estrogen mà không tìm phương pháp khắc phục kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn tới tình trạng loãng xương, thậm chí còn gây ra tình trạng mất xương ở cả nam và nữ.

Khi estrogen có khả năng tác động gián tiếp tới sự chuyển hóa canxi và suy estrogen suy giảm làm quá trình hấp thu canxi ở ruột, thận bị giảm đi. Khi lượng estrogen thấp còn có thể dẫn tới nguy cơ gãy xương. 

Nguyên nhân thiếu hụt estrogen là cơ chế khiến xảy ra loãng xương ở cả nam và nữ, tuy nhiên, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan.

Thiếu hụt estrogen gây loãng xương ở cả nam và nữ

Thiếu hụt estrogen gây loãng xương ở cả nam và nữ

7. Đau rát khi quan hệ

Khi estrogen có khả năng kích thích tiết dịch nhờn, giúp tạo quá trình bôi trơn trong quá trình giao hợp, do đó, nếu cảm thấy đau rát nhiều khi quan hệ, lâu ngày sẽ dần dẫn tới tình trạng lo lắng, ham muốn suy giảm và có thể dẫn tới lãnh cảm, không còn hứng thú.

Ngoài ra, thiếu hụt estrogen giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh cũng gây tác động một số vấn đề sức khỏe khác như:

  • Bốc hỏa, luôn cảm thấy nóng nực, khó chịu, thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm dẫn tới mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Vòng 1 có dấu hiệu chảy xệ, không còn săn chắc. Vùng bụng, đùi, mông phải đối mặt với tình trạng mỡ tích tụ, khiến vóc dáng xuống dốc.
  • Có nguy cơ đối mặt với sức khỏe bị giảm sút, tăng các bệnh như đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung và các vấn đề liên quan đến tim mạch, huyết áp…

III. Bổ sung estrogen bằng cách nào?

1. Liệu pháp tự nhiên

Hầu như, đối với phụ nữ sau 30 tuổi đã bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm nội tiết tố. Vậy nên, đây sẽ là thời điểm thích hợp để chị em bổ sung nội tiết.

Việc bổ sung nội tiết tố bằng phương pháp tự nhiên từ những loại thực phẩm như đậu nành, mầm đậu nành vì đây được coi là loại thực phẩm có thành phần giống với nồng độ estrogen. Do đó, việc dung nạp thường xuyên loại thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tình suy giảm nội tiết, tăng cường hormone sinh dục nữ, tăng cường sinh lý nữ hiệu quả. 

Cùng một số thực phẩm khác như đu đủ, các loại hạt… thì một chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng sẽ giúp cơ thể tránh phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt estrogen.

Ngoài ra, theo phương pháp Đông y, thì đây cũng được coi là một cách giúp chị em phụ nữ bổ sung được hàm lượng estrogen một cách tự nhiên. Từ việc tái lập cân bằng âm dương, bổ huyết, dưỡng âm, giúp chức năng buồng trứng được hoạt động mạnh hơn, kích thích cơ thể sản sinh hàm lượng estrogen tận sâu bên trong, với hiệu quả bền vững sẽ ngăn cho tình trạng suy giảm nội tiết xảy ra.

Chỉ duy nhất với sản phẩm nội tiết của Nhất Nhất - Tập đoàn Dược phẩm về đông y thế hệ 2 nổi tiếng hàng đầu Việt Nam khi được bào chế theo phương pháp Ngự y mật phương tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP - WHO phù hợp với những chị em đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm estrogen và kèm theo những triệu chứng khó chịu.

2. Điều trị bằng thuốc

2.1. Liệu pháp thay thế hormone

Đối với phụ nữ bị thiếu hụt estrogen, liệu pháp thay thế hormone là phương pháp điều trị khá phổ biến. Khi hướng điều trị thường được chỉ định kết hợp giữa estrogen và progesterone vì nó mang lại hiệu quả cao trong quá trình cân bằng nồng độ estrogen cho cơ thể.

Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu được áp dụng phương pháp này là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Đặc biệt lưu ý khi liệu pháp này có thể xảy ra tác dụng phụ như đầy hơi, chảy máu âm đạo… trong một số trường hợp.

Chống chỉ định với những người có tiền sử bị đột quỵ, bị đau tim, huyết áp cao.

2.2. Liệu pháp estrogen

Đối với liệu pháp này, thông thường sẽ được chỉ định cho những phụ nữ bị thiếu hụt estrogen do vừa thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Tuy nhiên, sau khi thăm khám bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh áp dụng liệu pháp này để khắc phục những triệu chứng tiền mãn kinh khó chịu.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc "Thiếu hụt estrogen là gì?". Thiếu hụt estrogen mang đến những triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nếu chị em cứ để tình trạng sụt giảm hay thiếu hụt estrogen này trong thời gian kéo dài mà không tìm giải pháp khắc phục thì không những gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mà còn khiến cuộc sống hạnh phúc vợ chồng bị ảnh hưởng.

thông tin tư vấn

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại