Thứ tư, 08/05/2024 | 23:52
RSS

Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Sự kiện nào diễn ra vào tháng 1?

Thứ sáu, 03/11/2023, 14:16 (GMT+7)

Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Sự kiện nào diễn ra vào tháng 1? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tháng 1 dương lịch có bao nhiêu ngày?

Theo lịch dương lịch, tháng 1 có tổng cộng 31 ngày là tháng tháng đầy đủ nhất trong một năm vì có 4 tuần 3 ngày, là con số vừa chẵn vừa lẻ rất đẹp. Tháng 1 là thời điểm bắt đầu mùa xuân cũng là tháng dễ trùng nhất với Tết Nguyên Đán.

2. Tháng 1 âm lịch có bao nhiêu ngày?

Tùy vào từng năm, các tháng âm lịch chỉ có từ 29 đến 30 ngày. Ví dụ như:
 
Năm 2023, tháng 1 Âm lịch có 29 ngày.
 
Năm 2024, tháng 1 Âm lịch có 29 ngày.
 
Năm 2025, tháng 1 Âm lịch gồm có 30 ngày.
 
Năm 2026, tháng 1 Âm lịch có 30 ngày.
 
Năm 2027, tháng 1 Âm lịch có 30 ngày.
 
Năm 2028, tháng 1 Âm lịch có 30 ngày….

 Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Sự kiện nào diễn ra vào tháng 1?

3. Tháng 1 được gọi là gì?

Tháng 1 âm lịch là tháng Giêng trong âm lịch. Tháng này còn được gọi là tháng Dần. Theo từng năm, phía trước tên gọi của tháng còn có thêm Thiên Can, nên trên lịch có các tên tháng như Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần... 

4. Tháng 1 có bao nhiêu ngày lễ, sự kiện đặc biệt?

Ngày 1/1: Tết dương lịch (Tết dương lịch là ngày 1/1 đầu năm. Đây là ngày lễ đặc biệt của các nước ăn tết Tây và kỳ nghỉ của họ thường kéo dài từ đợt lễ Giáng sinh (24-25/12 hàng năm).
 
Ngày 2/1/1963: Kỷ niệm Chiến thắng Ấp Bắc.
 
Ngày 6/1/1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước VNDCCH.
 
Ngày 7/1/1979: Chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược.
 
Ngày 9/1/1950: Kỷ niệm ngày truyền thống học sinh, sinh viên VN.
 
Ngày 11/1/1960: Ngày Tết trồng cây.
 
Ngày 13/1/1941: Khởi nghĩa Đô Lương.
 
Ngày 27/1/1973: Ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
 
Ngày 29/1/1258: Kỷ niệm chiến thắng Nguyên – Mông lần thứ nhất.

 Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Sự kiện nào diễn ra vào tháng 1?

5. Truyền thuyết về tháng 1?

Truyền thuyết của người La Mã, có một vị thần hộ mệnh tên là Janus sinh ra với hai khuôn mặt mọc ở đằng trước và đằng sau. Một khuôn mặt nhìn về quá khứ và một khuôn mặt nhìn về tương lai, đảm bảo mọi thứ phát triển nhịp nhàng liên tục.
 
Janus là vua của xứ Lazio (miền Trung nước Ý) và cung điện của ông nằm trên núi Janicule, ở bờ Tây của Tibre là một vị thần sơ khai, tiền phong trong tất cả thần linh của La Mã, được mọi người tôn vinh là thần của thần (diuom deo), và là một nam thần rất chững chạc, trông coi được mọi thứ, không cái gì trên trời dưới đất, từ lúc mới sinh đến khi tàn úa có thể qua nổi mắt ngài.
 
Janus cũng là vị thần cai quản sự khởi đầu và kết thúc, người La Mã thường thờ cúng vị thần này khi kết hôn, sinh con... Hình ảnh của ông thường được khắc trên các đồng tiền La Mã cổ đại, một tay ông cầm chìa khóa để mở cửa, tay kia cầm cây trượng của lính canh.
 
Janus còn là người gác cổng của thiên đường, ngày nào cũng mở cổng trời để mặt trời chiếu xuống trái đất; lúc chạng vạng tối thì đóng cổng để màn đêm buông xuống.
 
Janus là vị thần toàn năng và đức độ nên người La Mã cổ đại đã cầu nguyện ông vào ngày đầu tiên hàng năm và vào mỗi buổi sáng, để mong cầu mọi việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.
 
Vì thế, người ta tin rằng việc dùng tên của ông để đặt cho tháng đầu tiên trong năm mang ý nghĩa xóa bỏ cái cũ và chào đón cái mới, mong ngài sẽ theo dõi và dẫn dắt họ đón những bất ngờ và may mắn.
 
Cái tên tiếng Anh "January" có nguồn gốc từ tên của thần Janus + hậu tố tính từ "ary".
 
Qua hình ảnh hai của vị thần Janus, trên con đường tiến bước nhiều người cũng luôn ngó về sau, như một sợi dây nối kết quá khứ, hiện tại – tương lai, cho họ nhìn nhận vấn đề tinh tường, sắc bén hơn.
Thảo Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại