Chủ nhật, 19/01/2025 | 05:55
RSS

Tào Tháo kinh điển nhất trên màn ảnh và câu chuyện cảm động mang bố mẹ già đến trường quay

Thứ sáu, 25/01/2019, 07:18 (GMT+7)

Trong số các phiên bản Tam Quốc Diễn Nghĩa, có lẽ phiên bản khiến nhiều người xem "vỗ đùi thán phục" nhiều nhất chính là phiên bản năm 1999. Cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tào Tháo Bào Quốc An
Vai diễn Táo Tháo trong phiên bản Tam Quốc Diễn Nghĩa năm 1999 được coi là kinh điển trên màn ảnh.

Đến với nghệ thuật từ năm 13 tuổi

Bào Quốc An sinh năm 1946 tại Thiên Tân. Nam diễn viên bắt đầu tham gia đóng phim từ năm 13 tuổi khi Viện Nghệ thuật Nhân dân Thiên Tân thành lập Đoàn nghệ thuật Nhi đồng và chuẩn bị sản xuất bộ phim đầu tiên mang tên Thiếu niên Anh hùng Lưu Văn Học vào năm 1960.

Khi đoàn tới các trường học để chọn diễn viên, cậu học sinh họ Bào nhờ có đôi mắt to, lông mày rậm đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn. Ông tham gia bộ phim đầu tiên khi mới 14 tuổi. Năm 1964, Đoàn Nghệ thuật Quân đội Tân Cương tới Thiên Tân tuyển diễn viên, chàng trai 18 tuổi Bào Quốc An chấp nhận xa nhà để tham gia vào đoàn để có cơ hội mưu sinh với nghề diễn.

Đây cũng là tiền đề giúp ông thi đậu vào Học viện Sân khấu Trung ương về sau. Khi tốt nghiệp năm 1978, Bào Quốc An nhờ học lực xuất sắc đã được nhà trường giữ lại làm giảng viên.

"Trên phải vừa lòng tổ tông, dưới phải hợp lòng công chúng"

Bào Quốc An đến với vai diễn Tào Tháo như một định mệnh. Ông sinh ra dường như để dành cho vai diễn Tào Tháo. Năm 1990, bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa bấm máy, khi ấy Bào Quốc An 45 tuổi.

Ở độ tuổi 45, Bào Quốc An đã có đủ độ chiêm nghiệm với cuộc đời để nhìn ra được phần nào tính cách gian hùng của nhân vật mà ông đảm nhiệm. Khi bộ phim bấm máy, tổ đạo diễn chia sẻ với Bào Quốc An rằng họ muốn ông thể hiện vai diễn Tào Tháo để làm sao: "Trên không có lỗi với tổ tông, dưới không có lỗi với công chúng".

Ý thức được tầm quan trọng của vai diễn mà mình đảm nhận, Quốc An "ăn Tào Tháo, ngủ Tào Tháo".

Tào Tháo Bào Quốc An

Để sống hoàn toàn với một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử như Tào Tháo, Quốc An phải đọc đi đọc lại tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung.

Với sự tìm tòi, dụng tâm trong vai diễn, Bào Quốc An đã thay đổi nhận thức của rất nhiều người xem về Tào Tháo, nhân vật gian hùng số một trong lịch sử và văn học Trung Quốc

Bằng lối diễn thể hiện nội tâm đầy phức tạp, vai diễn Tào Tháo của Bào Quốc An đã để lại trong công chúng một ấn tượng khó phai về nhà chính trị, quân sự kiệt xuất. Vì lẽ đó, trong mắt người hâm mộ phim Trung Quốc và Châu Á, Bào Quốc An vẫn là Tào Tháo kinh điển nhất trong lòng họ.

Ra đường, ai cũng gọi tôi là Tào Tháo!”

Trước khi là Tào Tháo của Tam Quốc Diễn Nghĩa, Bào Quốc An là giảng viên của Học viện Hí kịch Trung ương với vốn liếng sự nghiệp là một số bộ phim nhỏ.

Cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo trở nên vô cùng nổi tiếng tại Trung Quốc và các nước Châu Á. Trong một cuộc phỏng vấn, nam diễn viên họ Bào chia sẻ :"Ra đường, ai cũng gọi tôi là Tào Tháo!."

Một trong những điều mà Bào Quốc An luôn cảm thấy có lỗi nhất với gia đình chính là đôi khi quá chú tâm vào vai diễn mà quên mất vợ con, cha mẹ.

Khi tham gia vai diễn Tào Tháo, Bào Quốc An quá dụng tâm nên ngoài thời gian diễn xuất là ông lao vào tìm hiểu tính cách của nhân vật qua các tài liệu lịch sử. Chính vì thế, giai đoạn đó dường như ông bỏ bê toàn bộ công việc của gia đình.

Tào Tháo Bào Quốc An

Sau vai diễn Tào Tháo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quốc An nghỉ ngơi khá lâu để bù đắp cho gia đình. Mãi lâu sau đó, ông mới nhận lời đóng một số phim cổ trang.

Hầu hết các vai diễn sau này của ông đều là vào vai những vị tướng hào sảng, đa mưu túc trí trên màn ảnh.

Vì muốn bù đắp những năm tháng bỏ bê gia đình vì điện ảnh, Bào Quốc An luôn muốn có bố mẹ bên cạnh để chăm sóc.

Có lẽ hiếm có trường hợp nào trong điện ảnh Hoa ngữ và quốc tế lại có cảnh diễn viên mang theo mẹ già tới trường quay vì không muốn xa mẹ.

Có lần, cha của Bào Quốc An muốn theo con trai tới trường quay tại miền Nam Trung Quốc để quay phim. Suy nghĩ mãi vì sợ cha tuổi cao sức yếu nên Bào Quốc An định không nhận phim đấy.

Tuy nhiên, cha ông lại động viên con trai nên nhận vai và tuyên bố sẽ đi cùng con xuống miền Nam để tiện bề chăm sóc. Và như một định mệnh, cha của Bào Quốc An đã qua đời tại miền Nam, nơi ông quay phim.

Chính vì thế, cảnh tượng Bào Quốc An ôm tro cốt cha trở về Bắc Kinh từ trường quay ở miền Nam khiến nhiều người rơi lệ.

Sau này, vẫn rất có nhiều đạo diễn muốn được mời ông đóng phim. Tuy nhiên, Bào Quốc An khẳng định ông phải dành thời gian cho gia đình nên thỉnh thoảng mới nhận những vai phụ mà thôi.

Tào Tháo Bào Quốc An
Bào Quốc An trong phần 4 bộ phim "Thiếu Lâm tự truyền kỳ"(2016).

Một Tào Tháo hết lòng vì gia đình

Bào Quốc An có hai con trai. Vợ ông về hưu đã lâu, nhiều năm qua giữ vai trò trợ lý cho chồng. Bà giúp ông chọn kịch bản, chăm sóc ông trên trường quay.

Bào Quốc An từng thừa nhận, trong thời gian đảm nhận vai Tào Tháo, nhiều lúc ông đã quên mất việc mình có vợ, con, cha mẹ khiến ông luôn cảm thấy có lỗi với gia đình.

Tào Tháo Bào Quốc An
Hai vợ chồng Bào Quốc An

Vì vậy sau vai diễn Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa, Quốc An nghỉ ngơi khá lâu để bù đắp cho gia đình, luôn muốn có bố mẹ bên cạnh để chăm sóc. Có lẽ hiếm có trường hợp nào trong điện ảnh Hoa ngữ và quốc tế lại mang theo mẹ già 86 tuổi tới trường quay vì không muốn xa mẹ.

Kẻ gian hùng Tào Tháo kinh điển nhất trên màn ảnh và câu chuyện cảm động mang bố mẹ già đến trường quay

Sau này, vẫn rất có nhiều đạo diễn muốn được mời ông đóng phim nhưng Bào khẳng định ông phải dành thời gian cho gia đình. Nhiều năm sau khi đã lên chức ông, Bào Quốc An vẫn nhận được không ít lời mời đóng phim dù nhiều lần từ chối khéo vì ông luôn đặt gia đình lên tất cả.

Năm 2016, ở tuổi 70, nam diễn viên giải nghệ với lý do tuổi già, sức yếu, trí nhớ giảm sút và “phải để đất diễn cho các bạn trẻ chứ!”, ông chia sẻ.


Xem thêm: Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994

Kim Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN