Thông tin trên Tạp chí Khoa học công nghệ cho biết, 70% đơn thuốc đông y có vị gừng. Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu “Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia”.
Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh...
Lương y Phạm Như Tá (Nguyên Giáo viên ĐH Y Dược TP HCM, hiện đang là Chủ nhiệm Tiểu ban Thuốc Cổ truyền Hội Đông y TP HCM) cũng nói về công dụng của gừng như sau: gừng có tác dụng ôn trung, trục hàn, tiêu đờm, giải độc tố, chống nôn ói… Trong gừng còn chứa một loại tinh dầu có thể chữa cảm lạnh, buồn nôn, chữa ho rất hiệu quả.
Dưới đây là cách sử dụng gừng để chưa ho, cảm, sổ mũi cho con khi trời lạnh:
Cách chọn gừng
Nên chọn đúng loại gừng ta có vị cay nồng, củ nhỏ, vỏ sần sùi, nhiều nhánh, rất thơm. Gừng Trung Quốc là loại củ to vỏ mỏng, nhẵn nhưng tác dụng kém hơn.
Cách làm
Gừng rửa sạch, xay khô, vắt lấy nước.
Phần xác gừng ta chia làm đôi: một nửa ngâm với rượu, một nửa viên thành từng viên nhỏ bỏ vào ngăn đá để bảo quản.
Phần nước gừng đã ép được ta cũng tiếp tục chia đôi: một nửa pha với rượu. Một nửa còn lại đun sôi nhẹ cùng mật ong theo tỉ lệ 1 nước gừng: 3 mật ong
Cách dùng
- Hàng ngày, vào sáng sớm và buổi chiều cho trẻ dùng 1-2ml dung dịch nước gừng mật ong. Không cho dùng nhiều có thể khiến trẻ nóng trong.
- Phần xác gừng bảo quản ngăn đá, mỗi ngày dùng 1 viên để pha cùng nước tắm cho trẻ sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn, lưu thông khí huyết.
- Trước khi cho trẻ đi ngủ, bôi nhẹ một xíu rượu gừng vào gan bàn chân, đợi rượu gừng thấm khô rồi đi tất lại sẽ giúp trẻ không bị lạnh chân, có giấc ngủ ngon hơn.
- Nếu còn phần nước gừng nguyên chất còn lại, bạn có thể dùng đốt thay cho các loại tinh dầu trong phòng ngủ sẽ giúp không khí dễ chịu hơn.
Clip Ho và cách điều trị ho từ thảo dược. Nguồn: VTV3