Đây là thói quen xấu của nhiều người gây hại thận. Uống ít nước, nhịn tiểu lâu, thường xuyên còn gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý về thận, sỏi thân, bàng quang, đường tiết niệu, làm giảm chức năng sinh lý… Do đó, bạn cần đi tiểu cho hết bãi, không nên nín nhịn, tránh để nước tiểu tồn lưu trong bàng quang.
Ngoài ra, cần cung cấp đủ nước để bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài.
Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ những món ăn như mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Việc bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi mà cơ thể không hấp thụ hết sẽ khiến cơ thể thừa canxi, tích tụ lâu trong thận sẽ hình thành sỏi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên kiêng khem quá mức để dẫn đến tình trạng bị loãng xương, hoặc sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận.
Theo chuyên gia, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng là khá lớn. Do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.