Sinh thuận tự nhiên hay liên sinh có từ bao giờ?
Đầu tháng 3, người mẹ có nickname facebook là A.M ở Hưng Yên đã gây xôn xao cộng đồng mạng vì thông báo đã sinh con bằng phương pháp thuận tự nhiên - liên sinh.
Chị A.M đã ăn chay hoàn toàn khi mang thai bé. Khi bé sắp chào đời, chị A.M không đến các cơ sở sinh nở mà sinh con tại nhà, không cắt dây rốn, để cơ thể bé vẫn nối với nhau thai. Sau 6 ngày, dây rối bé mới tự rụng và bé được khen là "rốn rất đẹp".
Câu chuyện của mẹ A.M đã khiến nhiều người tò mò về phương pháp liên sinh, và một số mẹ mang thai đã muốn đi theo phương pháp sinh này. Vậy, liên sinh (lotus birth) có phải một trào lưu mới mẻ, phát sinh gần đây?
Liên sinh đã được áp dụng ở nhiều nền văn hóa cổ xưa do niềm tin tín ngưỡng
Liên sinh - Lotus Birth là gì?
Trong nhiều tín ngưỡng phương Tây, trong Phật giáo Tây Tạng và phái Thiền tông, Liên sinh đã được dùng để miêu tả về sự ra đời của phật Gautama và PAdmasambhava, thể hiện cuộc chuyển kiếp vào thế giới này như một đứa trẻ vẹn toàn, thần thánh. Bên cạnh đó, đạo Hin đu cũng có suy tưởng tương tự về sự ra đời của thần Vishu. Và hàng loạt nền văn hóa đã thực hành liên sinh - đẻ thuận tự nhiên, ví dụ như người Ba li, các bộ tộc ở châu Phi như tại Namibia, Botswana, Angola.
Trước khi trở nên phổ biến vào những năm 1970, phương pháp "liên sinh" được quan sát thấy ở loài tinh tinh. Đến năm 1974, một bác sĩ đã áp dụng cách này khi sinh cậu con trai của mình và từ đó đến nay, Lotus Birth được quan tâm nhiều hơn.
Phương pháp này đặc biệt ở chỗ, ngay sau khi em bé chào đời, phần nhau thai khi đưa ra ngoài sẽ được để khô tự nhiên trong khoảng 24 giờ và lót bên dưới là một chiếc khăn cùng hương thảo khô. Ngoài ra người ta có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương kèm theo.Một số người bảo quản nhau thai trong muối và thay muối mỗi ngày.
Băng huyết là nguy cơ khiến mẹ tử vong nếu áp dụng sinh con thuận tự nhiên - liên sinh
Theo các chuyên gia y tế, về mặt chuyên môn, liên sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thai sản mà bà mẹ không lường trước được rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Nhất là khi không cắt rốn trong suốt 6 ngày.
Vì bánh nhau sau khi ra ngoài một thời ngắn, dây rốn ngừng đập và không có lượng máu cung cấp từ tử cung nên sẽ trở thành tổ chức chết. Điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao trên mô chứa máu. Nếu vẫn có kết nối với bé bằng dây rốn thì nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé là rất cao.
Trước đó, trao đổi với PV Đời sống Plus, BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng khoa sản Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cũng lên tiếng, cho rằng cách sinh con như người mẹ ở Hưng Yên là phản khoa học và đi ngược lại sự tiến hóa của nhân loại.
BS Kim Dung cho rằng, trong khi tuổi thọ con người đã ngày càng được cải thiện nhờ tiêm phòng và hệ thống y tế dự phòng, việc sinh con không có sự chích ngừa vắc xin là đẩy lùi sự tiến hóa về thời tiền sử. Chưa kể, việc sinh con tại nhà không có sự hỗ trợ của đội ngũ y tế còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ có thể tử vong nếu gặp biến chứng bằng huyết sau sinh, không được cấp cứu kịp thời. Bé có thể bị nguy hiểm tính mạng nếu bánh nhau bị thối, nhiễm trùng lan tới cơ thể bé.
Mẹ cho con bú vào 3 thời điểm này chẳng khác nào đầu độc con