Thứ sáu, 29/03/2024 | 06:51
RSS

Phú Thọ: Né trạm BOT Tam Nông, đê Tam Thanh bị ô tô cày nát

Chủ nhật, 11/03/2018, 07:13 (GMT+7)

Để trốn việc thu phí khi đi qua trạm BOT Tam Nông, nhiều tài xế lựa chọn cách di chuyển trên mặt đường đê Tam Thanh chạy song song với tuyến Quốc lộ 32 khiến tuyến đê ngăn lũ này có dấu hiệu hư hỏng.

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOTNhiều lái xe lựa chọn cách đi trên đường đê Tam Thanh để né trạm thu phí Tam Nông

Chạy đường đê để né trạm BOT

Trạm thu phí BOT Tam Nông do Công ty TNHH BOT Hùng Thắng Phú Thọ làm chủ đầu tư được đặt tại Km67 + 300 trên tuyền Quốc lộ 32 với nhiệm vụ thực hiện thu phí hoàn vốn cho dự án đường Hồ Chí Minh và nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 32 đoạn từ Cổ Tiết đến cầu Trung Hà theo hình thức BOT.

Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn từ Quốc lộ 32 đến địa phận xã Hương Nộn và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 đoạn từ Cổ Tiết đến cầu Trung Hà có tổng chiều dài 35km với tổng mức đầu tư gần 1.110 tỷ đồng và chính thức đưa vào khai thác, sử dụng từ đầu năm 2017, thời gian hoàn vốn trong vòng 20 năm.

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 2Trạm BOT được xây dựng và đưa vào hoạt động vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân cũng như các doanh nghiệp vận tải

Ngay sau khi trạm thu phí BOT Tam Nông đi vào hoạt động đã vấp phải sự phản ứng của nhiều người dân cũng như các đơn vị vận tải với lý do mức thu phí quá cao.

Để giải quyết việc phản đối trạm thu phí, từ cuối tháng 10/2017, trạm BOT Tam Nông đã miễn phí 100% cho xe ô tô dưới 7 chỗ không kinh doanh vận tải của người dân trên địa bàn 2 xã Thượng Nông và Hồng Đà (Tam Nông, Phú Thọ) và 6 xã ở các vùng phụ cận được giảm 50% phí thông thường.

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 3

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 4

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 5Tình trạng các xe đi trên đê Tam Thanh để né trạm BOT Tam Nông diễn ra nhan nhản

Tuy nhiên, giải pháp này dường như vẫn chưa làm hài lòng các tài xế khi đi qua trạm BOT này. Và giải pháp được nhiều tài xế lựa chọn là "né" trạm. Trong đó, tuyến đường đê Tam Thanh (chạy song song với tuyến Quốc lộ 32) được nhiều tài xế lựa chọn.

Thực tế, theo tìm hiểu của PV, để né trạm BOT Tam Nông, ngoài lựa chọn di chuyển trên tuyến đê Tam Thanh, nhiều tài xế cũng chọn cho mình cách đi vòng vào tuyến tỉnh lộ 316G.

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 6

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 7Lý do được các tài xế đưa ra bởi vì mức phí tại trạm BOT Tam Nông quá cao và bất hợp lý

“Đi vào đường 316G chỉ đi được vào ban đêm thôi vì ban ngày có chốt CSGT làm việc. Lựa chọn qua trạm BOT vào ban ngày cũng chỉ duy nhất có đi trên tuyến đê Tam Thanh song song với Quốc lộ 32”, một tài xế cho biết.

Cách cho xe di chuyển trên đê cũng được các một số tài xế chỉ dẫn tận tình. Theo đó, nếu di chuyển từ hướng Phú Thọ - Hà Nội cách trạm BOT chừng 500m có 1 con đường dẫn lên đê. Khi qua được trạm BOT cách đó chừng 300m lại có 1 đường dẫn xuống Quốc lộ 32. Tuy nhiên để xuống được Quốc lộ 32 tài xế cần đi lùi 1 đoạn dốc.

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 8

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 9

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 10Tình trạng các xe tránh né để di chuyển trên đoạn đường đê nhỏ hẹp tiềm ẩn khả năng tai nạn cao

Cứ như thế, hàng ngày, có hàng trăm lượt xe hiên ngang di chuyển trên đường đê để né trạm BOT Tam Nông bất chấp những nguy hiểm có thể rình rập bất cứ lúc nào.

Việc di chuyển xe trên tuyến đê Tam Thanh theo các tài xế cho biết cũng bởi vì phí qua trạm BOT Tam Nông quá cao. “Chúng tôi lái taxi từ Hương Nộn đến cầu cầu Trung Hà cả tuyến có 100 nghìn đồng tiền xe nhưng qua BOT 2 chiều đã mất 70 nghìn đồng tiền phí. Mặc dù biết đi thế là sai nhưng không còn lựa chọn nào khác. Di chuyển vào đường vòng 316G thì đường lại xa, khách không chịu”, 1 tài xế taxi thông tin.

Đê Tam Thanh bị cày nát

Ghi nhận của PV Đời sống Plus sáng ngày 9/3 tại trạm BOT Tam Nông, hàng trăm phương tiện từ xe con đến xe tải hạng nặng lựa chọn cách đi lên đê Tam Thanh để né trạm thu phí.

Thậm chí còn xuất hiện tình trạng 2 xe đi ngược chiều phải né tránh nhau trên đê Tam Thanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 11Hành trình treo dốc để đi lên đường đê Tam Thanh của một xe tải

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 12Khi đã đi quá đoạn dốc lên đê, tài xế 1 chiếc xe tải chọn phương án leo dốc để lên được đường đê Tam Thanh

Tình trạng mỗi ngày có hàng trăm lượt xe di chuyển trên đường đê trong một thời gian dài khiến đê Tam Thanh có dấu hiệu sụt lún, hư hỏng nặng. Ghi nhận của PV, từng rãnh sâu trên mặt đê Tam Thanh kéo dài hàng chục mét, lõm sâu 30 đến 40cm. Trời nắng khói bụi bay mù mịt còn vào trời mưa xuất hiện tình trạng đọng nước.

Theo một số người dân cho biết, giải pháp được chủ đầu tư dự án đưa ra để giải quyết tình trạng xe đi trên đê Tam Thanh để né trạm thu phí chỉ dừng lại ở việc đóng cọc, căng ruy băng và dùng máy đào xới các đoạn dốc dẫn lên đê gây mất mĩ quan cho tuyến đường và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của các phương tiện khác.

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 13

Phú Thọ: Đê Tam Thanh oằn mình chống đỡ xe né trạm BOT 14Đóng cọc, treo ruy băt, dùng máy phá đoạn dốc lên đê là những biện pháp được phía nhà đầu tư đưa ra để đối phó với các xe né trạm BOT Tam Nông

Điều đáng nói là hiện tượng trên được diễn ra trong một thời gian khá dài nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp để xử lý triệt để. Việc các phương tiện di chuyển trên đường đê gây hư hỏng, thiệt hại cũng khiến nhiều người dân rất bức xúc.

Trao đổi với PV Đời sống Plus về thực trạng này, ông Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch UBND xã Thượng Nông. Theo ông Thi, việc các xe né trạm BOT Tam Nông bằng cách đi vào đường dân sinh và đi lên đê Tam Thanh không chỉ người dân mà chính quyền địa phương cũng rất bức xúc.

“Việc trạm BOT Tam Nông được đặt trên địa bàn xã Thượng Nông nhưng việc xử lý các xe né trạm lại vượt quá thẩm quyền của xã. Chúng tôi cũng đã có báo cáo về tình trạng này lên huyện Tam Nông và tỉnh Phú Thọ để xin phương án xử lý triệt để nhất”, ông Thi thông tin.

Tuấn Khang
Theo Đời sống Plus/GĐVN